Anonymous participant – 2022-12-27 14:15:12
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG, CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LIÊM CHÍNH KHOA HỌC KHÔNG?
Gần đây báo chí đưa tin nhiều về vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên, học sinh. Trong đó có các bài báo tin tức đưa số liệu cho thấy 100 sinh viên lo âm 99.6% sinh viên trầm cảm, 37% trẻ vị thành niên tự hủy hoại, 69% học sinh phổ thông buồn rầu và trầm cảm.
:O **69% học sinh THPT buồn rầu và trầm cảm**. *“Khảo sát (400 học sinh THPT) cho thấy có khoảng 55% học sinh có biểu hiện “em cảm thấy cô đơn” và 69% có biểu hiện “em cảm thấy thất vọng, buồn rầu và trầm cảm*”… – Giang Thiên Vũ, giảng viên khoa Tâm Lý Học, trường ĐHSP TP.HCM.
:O **1.200 trẻ vị thành niên** ở các đô thị phía nam có nguy cơ tự **hủy hoại bản thân**. “3*7% (tương đương 1.289 trẻ vị thành niên) ở các đô thị phía nam có nguy cơ tự hủy hoại bản thân.*” – Mai Mỹ Hạnh, Phó trưởng khoa Tâm Lý Học, trường ĐHSP TP.HCM.
:O **100% Sinh viên TP.HCM có biểu hiện lo âu** từ mức nhẹ đến nặng: “mức độ lo âu “nặng” chiếm tỷ lệ cao nhất với 41% tổng số khách thể, mức “trung bình” có 39% tương ứng với 237 khách thể và mức lo âu “nhẹ” chiếm 20%.” – Lâm Thanh Nghĩa, học viên cao học, trường ĐHSP TP.HCM.
:O **99.6% Sinh viên TP.HCM có biểu hiện trầm cảm **từ mức tối thiểu đến nặng: “*sinh viên tại TP.HCM có nguy cơ “trầm cảm nặng”, chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 42%, nguy cơ “trầm cảm trung bình” có hơn 33%, nguy cơ “trầm cảm nhẹ” với 19% và nguy cơ “trầm cảm tối thiểu” chiếm 5,6%.*” – Lâm Thanh Nghĩa, học viên cao học, trường ĐHSP TP.HCM.
Trong một nghiên cứu về vấn đề này của Dempster, Sutherland, và Keogh (2022) trong bài báo “*Scientific research in news media: a case study of misrepresentation, sensationalism and harmful recommendations*” đăng trên “*Journal of Science Communication*”đã báo cáo như sau: “***Truyền thông đưa tin chính xác về nghiên cứu khoa học là rất quan trọng** vì hầu hết mọi người nhận được thông tin sức khỏe của họ từ các **phương tiện truyền thông và sự không chính xác trong báo cáo của phương tiện truyền thông có thể gây ra hậu quả bất lợi cho sức khỏe**. Chúng tôi đã hoàn thành phân tích định lượng và định tính của một bài báo, thông cáo báo chí tương ứng và báo cáo tin tức trực tuyến về một nghiên cứu khoa học. Bốn chủ đề đã được xác định trong thông cáo báo chí đã được dịch trực tiếp sang các bản tin đã góp phần gây ra sự thiếu chính xác: chủ nghĩa giật gân, xuyên tạc, khuyến nghị lâm sàng và tính chủ quan. Áp lực đối với các nhà báo, nhà khoa học và các tổ chức của họ đã dẫn đến mối quan hệ cùng có lợi giữa những chủ thể này, mối quan hệ này có thể ưu **tiên tính đáng tin cậy của tin tức trước tính chính trực của khoa học** **gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng**.*”
Những số liệu trên có chính xác và đáng tin? Làm sao nhà báo có thể kiểm chứng trước khi đăng tin của nhà khoa học? Tác động/ảnh hưởng của số liệu không chính xác/không đáng tin (ví dụ 99.6% sinh viên bị trầm cảm) như thế nào khi được công khai trên truyền thông đại chúng? Rất mong nhận được sự góp ý của cộng đồng LCKH về vấn đề này.
Nguồn tin và báo:
1. [https://thanhnien.vn/69-hoc-sinh-buon-rau-va-tram-cam-giai-phap-nao-cho-nha-truong-phu-huynh-post1532592.html](https://thanhnien.vn/69-hoc-sinh-buon-rau-va-tram-cam-giai-phap-nao-cho-nha-truong-phu-huynh-post1532592.html)
2. [https://thanhnien.vn/khao-sat-dang-bao-dong-ve-ty-le-tre-co-nguy-co-tu-huy-hoai-ban-than-post1536118.html?fbclid=IwAR1rclqj1V3sO5OKYz0ukn5MA9KcIx2i7XwNQJ4Crawu4X9ZvD1Pga5GeY8](https://thanhnien.vn/khao-sat-dang-bao-dong-ve-ty-le-tre-co-nguy-co-tu-huy-hoai-ban-than-post1536118.html?fbclid=IwAR1rclqj1V3sO5OKYz0ukn5MA9KcIx2i7XwNQJ4Crawu4X9ZvD1Pga5GeY8)
Shared link: https://thanhnien.vn/69-hoc-sinh-buon-rau-va-tram-cam-giai-phap-nao-cho-nha-truong-phu-huynh-post1532592.html
Statistics:
Likes: 23, Shares: 0, Comments: 22
Like Reactions: 18, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 3, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0