Diễn Đàn – 2022-12-10 03:17:41
**Một vụ đạo văn bị chìm xuồng,
NGƯỜI LÊN TIẾNG BỊ ĐẠO CHÍCH QUAY LẠI TẤN CÔNG!
(Bài 4)
**Bài 1: Minh chứng Nguyễn Văn Chính đạo văn của GS. Đỗ Hữu Châu (phần 1)
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/848162876430546
Bài 2: Minh chứng Nguyễn Văn Chính đạo văn của GS. Đỗ Hữu Châu (phần 2) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/849497266297107
Bài 3: Minh chứng Nguyễn Văn Chính đạo văn của PGS. Hồ Lê.
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/851128206134013
Bài 4: MINH CHỨNG QUYỂN ‘GIÁO TRÌNH TỪ PHÁP HỌC TIẾNG VIỆT” CỦA NGUYỄN VĂN CHÍNH ĐẠO VĂN CÔNG TRÌNH CỦA PGS. HỒ LÊ
Ở bài 4 này là Minh chứng quyển “Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt” của Nguyễn Văn Chính sao chép cuốn “Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại” của PGS. Hồ Lê (NXB Khoa học xã hội 1976, tái bản lần 2003).
Khi đọc nội dung chương 1 trong sách của Nguyễn Văn Chính chúng tôi thấy tác giả trích dẫn, bình luận nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và có chú nguồn rất nghiêm túc, nên đã bỏ qua không xem xét. Tuy nhiên sau khi kiểm tra các chương 2 và 3 thấy mức độ đạo văn quá khủng khiếp (như đã trình bày ở các bài 1, 2 và 3I) nên chúng tôi nghi ngờ và tiến hành kiểm tra lại chương 1. Kết quả đối chiếu các trích dẫn có ghi chú nguồn của Nguyễn Văn Chính với danh mục tài liệu tham khảo ở cuối sách (tr. 249 -259) cho thấy phần lớn các ghi chú nguồn của Nguyễn Văn Chính ở chương 1 là ghi chú ma, nghĩa là công trình/tác giả ghi chú nguồn không có tên trong danh mục tài liệu tham khảo. Đơn cử vài ví dụ:
– Ở trang 18 Nguyễn Văn Chính ghi chú nguồn các công trình của E. Sapir và L. Bloomfield là bản dịch tiếng Nga của Viện Ngôn ngữ học, nhưng trong danh mục tài liệu tham khảo không có các tài liệu này.
– Ở trang 19, trích dẫn và ghi chú nguồn công trình bằng tiếng Pháp của A. Meillet nhưng cũng không có ở danh mục tài liệu tham khảo.
Tiếp tục đối chiếu với công trình của các tác giả khác, chúng tôi thấy hoá ra phần tổng quan ở chương 1 được Nguyễn Văn Chính sao chép từ công trình “Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hồ Lê (NXB Khoa học xã hội in lần đầu năm 1976 và tái bản lần thứ nhất năm 2003).
Cụ thể, sách của Nguyễn Văn Chính sao chép các đoạn từ trang 9 đến trang 44 trong công trình của Hồ Lê. Trong phần này, Hồ Lê đã trích dẫn nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu về khái niệm từ, đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt, kèm các ghi chú nguồn rất cẩn thận (bản gốc hay bản dịch, số trang bao nhiêu). Nguyễn Văn Chính đã sao chép lại các trích dẫn này, nhưng thay vì trích dẫn trung thực bằng cách ghi rõ nguồn trích dẫn gốc và nguồn trích dẫn lại là” Dẫn theo Hồ Lê…” thì Nguyễn Văn Chính chú thích luôn nguồn trích dẫn gốc cứ như thể tự mình đọc tài liệu và chọn và bình luận các trích dẫn đó.
Nhưng đều trớ trêu là khi đối chiếu các ghi chú nguồn mà Nguyễn Văn Chính nguỵ tạo gian lận này với Danh mục tài liệu tham khảo cuối sách của Nguyễn Văn Chính thì các nguồn tài liệu tham khảo này không hề có.
Rõ ràng, thay vì phải tự mình lao tâm khổ tứ tìm đọc các tài liệu tham khảo để có các trích dẫn cần thiết, thì chỉ bằng vài thao tác biến hoá, Nguyễn Văn Chính đã biến công sức và sản phẩm lao động của người khác thành công sức và sản phẩm của riêng mình. Có thể nói đây là một ví dụ điển hình về tình trạng ăn cắp trích dẫn trong giới nghiên cứu KHXH hiện nay, đặc biệt là ở những “nhà khoa học” lười đọc hoặc không đủ trình độ ngoại ngữ để đọc.
*** Mời đọc tiếp bài 5:
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/856033058976861/
Shared link: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/848162876430546
Statistics:
Likes: 80, Shares: 5, Comments: 0
Like Reactions: 73, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0