Diễn Đàn – 2022-12-03 23:54:17
**Một vụ đạo văn bị chìm xuồng,
NGƯỜI LÊN TIẾNG BỊ ĐẠO CHÍCH QUAY LẠI TẤN CÔNG!
**
**PGS.TS NGUYỄN VĂN CHÍNH, NGUYÊN TRƯỞNG KHOA NGÔN NGỮ HỌC, TRƯỜNG ĐHKHXHNV (ĐHQG HÀ NỘI) ĐẠO VĂN VÀ NGỤY TẠO SẢN PHẨM ĐỀ TÀI KHOA HỌC**
Tháng 8 năm 2018, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXHNV- ĐHQGHN) đã xảy ra một vụ “đạo văn” khủng khiếp:
PGS.TS Nguyễn Văn Chính, đương nhiệm Trưởng Khoa Ngôn ngữ học (NNH) của Trường ĐHKHXHNV – ĐHQG HN đã đạo văn của các tác giả khác ít nhất trong 1 quyển sách, 6 bài tạp chí & báo cáo khoa học của mình, đồng thời nguỵ tạo một bài báo để nghiệm thu đề tài khoa học. Cụ thể như sau:
1) Giáo trình “Từ pháp học tiếng Việt” của Nguyễn Văn Chính (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2010), dùng để xét công nhận chức danh Phó Giáo sư): được chép ít nhất từ 3 quyển sách khác chau: Chương 1 sao chép từ công trình “Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại” của PGS Hồ Lê (Nxb KHXH 1976, tái bản 2003); chương 2 sao chép từ công trình “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của GS. Đỗ Hữu Châu (Nxb Giáo dục 1999); chương 3 sao chép từ Ngữ pháp tiếng Việt – Cấu trúc từ và từ loại” của PGS.TS Nguyễn Anh Quế (Nxb Giáo dục 1996).
2) Bài báo ” Yếu tố Hán Việt trong thành ngữ gốc Hán” của Nguyễn Văn Chính đăng trong Kỷ yếu HTKH quốc tế “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, (NXB Đại học Quốc gia, 11/2011: tr.610): sao chép từ LV Thạc sĩ “Tìm hiểu các thành tố thuần Việt và Hán Việt trong thành ngữ Việt Nam” của Hoàng Thiều Hoa, bảo vệ tại Khoa NNH tháng 10/2011.
3) Bài báo “Một số nhân tố tác động đến sự ra đời và tồn tại của từ ngữ mạng xã hội” (qua tư liệu tiếng Hán) của ông Nguyễn Văn Chính (Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2 (244)/2016, tr.1-6): sao chép từ LV Thạc sĩ “Ngôn ngữ mạng của thanh niên Trung Quốc hiện nay (có liên hệ với tiếng Việt) của Thạch Thi Từ bảo vệ tại Khoa NNH năm 2015.
4) Bài báo “Ferdinand de Saussure với quan điểm về cương vị của người bản ngữ” của ông Nguyễn Văn Chính, đăng trong Kỷ yếu HTKH quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb ĐHQGHN, 11/2016, tr. 215 -219): sao chép từ quyển sách “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương: Những vấn đề quan yếu” của GS.TS Đinh Văn Đức (Nxb ĐHQGHN, 2012: từ trang 258 đến trang 261).
5) Bài báo “Tư duy văn hoá từ tiền đề ngôn ngữ”, đăng trên tạp chí Từ điển học và Bách Khoa thư , số 2 (34), 3-2015, ghi tác giả là Nguyễn Lai và Nguyễn Văn Chính nhưng thực chất chỉ do Nguyễn Văn Chính viết: chép gần như nguyên si (trên 60%) từ trang 268 đến trang 277 quyển sách của GS Nguyễn Lai “Nhận thức từ tiền đề ngôn ngữ và hoạt động thực tiễn” (NXB Từ điển Bách khoa, 2012).
6) Bài báo “Về ngữ pháp quan hệ trong mối quan hệ với các thực từ tiếng Việt (trường hợp danh, động từ)” (trong hồ sơ nghiệm thu đề tài khoa học QG 37.16 của ông Nguyễn Văn Chính): sao chép gần như nguyên văn bài báo “Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng Việt” của GS. Đinh Văn Đức, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 5/2001, cách thời điểm ông Chính nghiệm thu đề tài khoa học 17 năm.
7) Nguỵ tạo sản phẩm khoa học để nghiệm thu ĐTKH cấp ĐHQG MÃ SỐ QG 37.16
Trong hồ sơ nghiệm thu đề tài trên, ông Chính khai có bài tạp chí “Về ngữ pháp quan hệ trong mối quan hệ với các thực từ tiếng Việt (trường hợp danh, động từ)”, đã in trên tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4/2017 (tr. 148-152), kèm minh chứng là bản copy Mục lục có bài của ông Chính ở số thứ tự 22 + các bản chụp nội dung bài báo (từ tr.148 -152). Thực tế kiểm tra cho thấy, số 4/2017 của tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư không có bài báo trên. Như vậy ông Chính đã tự tạo ra cái mục lục và các bản in bài tạp chí của mình rồi tự in đưa vào hồ sơ nghiệm thu.
8) Ngoài ra còn 1 quyển sách và một số bài báo khác của ông Chính cũng bị nghi đạo văn nhưng do thiếu tài liệu nguồn và chưa có thời gian đối chiếu để xác minh nên chúng tôi chưa nêu ở đây.
Khi vụ đạo văn bị phát giác và công bố trên FB, lúc đầu ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXHN lúc đó đã tìm mọi cách bao che, bưng bít, thậm chí đe doạ sẽ mời công an vào để điều tra vụ việc (mà ông cho là vu khống làm ảnh hưởng uy tín của Trường). Tuy nhiên trước chứng cứ không thể chối cãi và do áp lực đấu tranh của nhiều giảng viên khoa NNH, tháng 10/2018 Trường ĐHKHXHNV- ĐHQGHN đã cho ông Nguyễn Văn Chính “tự thôi chức” Trường Khoa Ngôn ngữ học và chuyển về khoa Việt Nam học và tiếng Việt với cam kết sẽ tiếp tục xử lý nghiêm vụ việc. Tin vào lời cam kết đó cũng như tin vào sự hối lỗi và phục thiện của ông Nguyễn Văn Chính, trang Diễn Đàn đã tạm đóng lại các công bố minh chứng đạo văn của ông Chính và không bàn đến vụ việc này trong một thời gian dài, mặc dù nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ các đồng nghiệp và cộng đồng FB.
Tuy nhiên, sau đó vụ đạo văn của ông Nguyễn Văn Chính rơi vào im lặng. Và từ đó đến nay, với tư cách là một PGS.TS, ông Nguyễn Văn Chính vẫn được Trường ĐHKHXHNV phân công hướng dẫn HVCH và NCS, tham gia các Hội đồng chấm luận văn, luận án. Và cũng vì sự việc bị ém nhẹm nên nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác vẫn mời ông Nguyễn Văn Chính hướng dẫn HVCH và NCS, tham gia các Hội đồng đánh giá luận văn, luận án, chủ trì các Hội thảo khoa học…Thậm chí, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống của Hội Ngôn ngữ học (do GS.TS Nguyễn Văn Khang làm Tổng biên tập) – tạp chí đã đăng ít nhất 1 bài báo đạo văn của ông Chính, cho đến nay vẫn để tên ông Nguyễn Văn Chính trong danh sách Hội đồng biên tập
Do không bị xử lý kỷ luật và được dung túng bao che như vậy nên ông Nguyễn Văn Chính được thể đã quay trở lại tấn công những người lên tiếng, nhục mạ họ bằng những lời lẽ lưu manh, vô học (chúng tôi đã công bố một số chứng cứ này trên FB Diễn đàn và vẫn còn lưu giữ một số chứng cứ khác, sẽ công bố khi cần thiết).
Xét thấy, cần để cho các cơ quan quản lý và cộng đồng khoa học thấy rõ một trường hợp điển hình vi phạm liêm chính học thuật và đạo đức nhà khoa học- nhà giáo cùng những hệ luỵ của thái độ bao che dung túng và cách giải quyết nửa vời đối với tệ nạn này trong đời sống khoa học, chúng tôi quyết định công bố trên trang LIÊM CHÍNH KHOA HỌC toàn bộ minh chứng đạo văn của PGS.TS Nguyễn Văn Chính, nguyên Trưởng Khoa NNH (tại thời điểm vụ việc xảy ra là Trưởng Khoa), Trường ĐHKHXHNV- ĐHQGHN.
Sở dĩ chúng tôi chọn cách này mà không chọn con đường hành chính hay pháp lý – công khai danh tính và gửi đến các cơ quan có trách nhiệm, vì 2 lẽ: Thứ nhất, nhiều nhà khoa học đã nêu vụ việc và gửi bằng chứng cho Trường ĐHKHXHNV- ĐHQG HN cách đây 4 năm nhưng không được giải quyết dứt điểm. Thứ hai, có nhiều vụ đạo văn nghiêm trọng khác đã công khai trên báo chí và chính phủ đã yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm xử lý nhưng đến nay vẫn không có kết quả.
Tuy nhiên, với tư cách là các nhà khoa học công bố những thông tin này, chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về các minh chứng đã và sẽ công bố và sẵn sàng làm việc công khai với các cơ quan có trách nhiệm về các vấn đề liên quan!
Vì số lượng các minh chứng đạo văn của PGS.TS Nguyễn Văn Chính khá nhiều, từ ngày hôm nay chúng tôi sẽ lần lượt công bố qua 10 bài viết trên trang Liêm Chính khoa học (về cơ bản trùng với các thông tin đã công bố trên FB Diễn đàn từ 8/2018). Rất mong cộng đồng khoa học và FB lên tiếng (nhưng xin tránh các lời lẽ miệt thị, sỉ vả) để phần nào giúp làm sạch môi trường khoa học và sư phạm. Xin trân trọng cảm ơn!
Dưới đây là bài thứ nhất:
BÀI 1: MINH CHỨNG “GIÁO TRÌNH TỪ PHÁP HỌC TIẾNG VIỆT” CỦA NGUYỄN VĂN CHÍNH ĐẠO VĂN CÔNG TRÌNH “TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT” CỦA GS ĐỖ HỮU CHÂU (Phần 1: từ trang 16 đến trang 44)
Nguồn sao chép thứ nhất là công trình “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của cố GS Đỗ Hữu Châu (bản NXB Giáo dục tái bản năm 1999). Cụ thể, các đoạn sao chép trong sách của Nguyễn Văn Chính nằm từ trang 20 đến 110, tương ứng nội dung từ trang 15 đến trang 130 trong sách của GS. Đỗ Hữu Châu. Cách thức sao chép của Nguyễn Văn Chính như sau:
1) Sao chép từng đoạn, không chép liền mạch
2) Sao chép có thay đổi một số từ hoặc trật tự từ
Ví dụ: Trang 68.
Nguyễn Văn Chính viết: “Sau khi đã thấy rõ các phương thức tạo từ trong tiếng Việt, chúng ta có thể phát biểu: Hình vị là những yếu tố nhỏ nhất có khả năng tham gia vào ba phương thức tạo từ để tạo ra các từ trong tiếng Việt”
Đỗ Hữu Châu viết: ” Sau khi đã nói rõ về phương thức cấu tạo thì có thể định nghĩa lại hình vị tiếng Việt như sau: Hình vị tiếng Việt là những yếu tố nhỏ nhất có thể đi vào trong ba phương thức tạo từ để cho các từ của tiếng Việt”.
3) Sao chép có cải biên: sao chp các đoạn lập luận ở một trang trong sách của Đỗ Hữu Châu và bổ sung thêm các ví dụ tương tự, do đó từ một trang trong sách của Đỗ Hữu Châu sẽ thành nhiều trang trong sách của Nguyễn Văn Chính. Ví dụ, trang 44 trong sách của Đỗ Hữu Châu tương ứng với các trang 90,91,92 trong sách của NVC. Trang 45 trong sachs của Đỗ Hữu Châu tương ứng với các trang 93,94,95 trong sách của Nguyễn Văn Chính.
4) Chép nguyên văn: Có những trang chép gần như không thay đổi chữ nào, ví dụ trang 109 trong sách của Nguyễn Văn Chính gần như nguyên văn trang 65 trong sách của Đỗ Hữu Châu.
Dưới đây là phần 1 các bản chụp đối chiếu các trang Nguyễn Văn Chính đã chép từ công trình của Đỗ Hữu Châu: trang bên trái là từ quyển sách của Nguyễn Văn Chính (từ trang 20 đến trang 92), trang bên phải là từ quyển sách của Đỗ Hữu Châu (từ trang 16 đến trang 44), phần bôi vàng là Nguyễn Văn Chính chép nguyên văn hay có sửa đổi chút ít.
***Mời đọc các bài tiếp theo:
> Bài 2: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/849497266297107/
> Bài 3:
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/851128206134013
Shared link: https://thanhnien.vn/toi-viet/dao-van-va-liem-chinh-khoa-hoc-744206.html
Statistics:
Likes: 546, Shares: 57, Comments: 24
Like Reactions: 419, Haha Reactions: 21, Wow Reactions: 77, Love Reactions: 8, Sad Reactions: 19, Angry Reactions: 2