Alméry Jacqueline – 2022-11-01 04:29:41
Bài viết mới của TS. Elisabeth Bik về vấn nạn gian lận, ngụy tạo và chỉnh sửa kết quả trong các bài báo khoa học với phần đồ họa rất sống động của tờ The New York Times.
Năm 2016, Elisabeth Bik công bố kết quả phân tích 20.621 bài báo, phát hiện những hình ảnh có vấn đề với tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25, tức là tính trung bình cứ 25 bài báo thì có ít nhất 1 bài chứa hình ảnh nghi vấn. Một nửa số hình ảnh có vấn đề đã bị cố tình chỉnh sửa bằng cách xoay, lật, kéo giãn hình hoặc sửa bằng các phần mềm xử lý ảnh như Photoshop.
Tính đến nay, Elisabeth Bik đã phân tích hơn 100.000 bài báo, phát hiện các hình ảnh trùng lặp trong 4.800 bài và bằng chứng gian lận trong 1.700 bài khác. Bà đã báo cáo 2.500 bài tới biên tập viên các tạp chí và đặt nghi vấn về 3.500 bài trên PubPeer.
Những phát hiện của Elisabeth Bik đã khiến 956 bài báo phải chỉnh sửa và 923 bài bị retracted. Tuy nhiên, phần lớn các bài báo nghi vấn gian lận do bà báo cáo đã không được các tạp chí giải quyết.
Elisabeth Bik đã phải nhận nhiều thông điệp thù ghét, bị tấn công trên mạng xã hội và hai lần bị đe dọa kiện ra tòa.
Những điều mà Elisabeth Bik cho rằng cần thay đổi để khoa học có thể sửa sai nhanh hơn và trở nên đáng tin hơn:
+ Các tạp chí cần kiểm soát chất lượng kỹ hơn, thuê các chuyên gia thống kê và phân tích hình ảnh để sàng lọc các bản thảo đã được accepted trước khi công bố.
+ Các tạp chí cần xử lý nhanh hơn khi phát hiện bằng chứng gian lận trong các bài báo.
+ Cần các tổ chức về liêm chính khoa học quốc gia và quốc tế có thể điều tra độc lập các trường hợp nghi vấn gian lận và có khả năng trừng phạt những kẻ gian lận.
+ Việc phê phán chính đáng các nghiên cứu khoa học cần được bảo vệ về mặt pháp lý.
+ Các tạp chí cần trả công cho các thám tử phát hiện thấy gian lận trong các bài báo đã công bố, giống như các công ty công nghệ thưởng cho chuyên gia bảo mật tìm thấy lỗi trong phần mềm.
+ Do việc phân biệt giữa dữ liệu thật và giả ngày càng khó, khoa học cần đi theo hướng coi trọng khả năng tái lập. Một nghiên cứu sinh cần được ghi nhận khi tiến hành lặp lại các nghiên cứu đã công bố, còn các nhà nghiên cứu có công trình được lặp lại thành công cũng sẽ được ghi nhận.
Shared link: https://www.nytimes.com/interactive/2022/10/29/opinion/science-fraud-image-manipulation-photoshop.html
Statistics:
Likes: 45, Shares: 6, Comments: 3
Like Reactions: 41, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 3, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0