Minh Tran – 2022-09-13 13:46:55
Tự chủ đại học = Tự do tăng học phí..??
“Gần đây, khi tổng kết về việc triển khai mô hình tự chủ kể từ khi thực hiện NQ77 đến nay, Bộ đã nêu nhiều thành tựu mà nền GDĐH đạt được, nhờ tự chủ. Một trong những tiến bộ được Bộ nhấn mạnh là năng lực tài chính của trường ĐH được nâng cao, mà minh chứng tiêu biểu là thu nhập của giảng viên (GV), cán bộ các trường ĐH đã tự chủ có sự phát triển vượt trội. Cụ thể, thu nhập bình quân của GV và cán bộ quản lý tăng mạnh: tăng 20,8% đối với GV và 18,7% đối với cán bộ quản lý.
Với riêng 23 trường thí điểm tự chủ theo NQ77 (tức là tự chủ sớm) thì mức tăng còn cao hơn: trong giai đoạn 2018 – 2021, thu nhập GV tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.
GV có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu đồng/năm trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018 – 2021). Như vậy năm 2021, khoảng 1/3 GV các trường tự chủ có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; cứ khoảng 100 GV thì 6 GV có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, một trong những đơn vị dẫn đầu về thu nhập của GV hiện nay là Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đơn vị đầu tiên được Chính phủ phê duyệt đề án tự chủ (tháng 12.2014). Năm 2021, thu nhập bình quân của GV trường này là 485 triệu đồng/năm (của cán bộ là 468 triệu đồng/năm).
Tiếp theo là Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường thứ 3 được phê duyệt đề án tự chủ (tháng 3.2015) với mức thu nhập bình quân mỗi GV là 476 triệu đồng/năm (cán bộ là 397 triệu đồng/năm).
Trường ĐH Tôn Đức Thắng tuy được phê duyệt đề án tự chủ khá sớm (tháng 1.2015) nhưng thu nhập GV không quá cao, chỉ 254 triệu đồng/năm; nhưng bù lại, thu nhập cán bộ của trường này là cao nhất trong hệ thống GDĐH công lập, 630 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Tài chính – Marketing được phê duyệt tự chủ từ tháng 3.2015 có thu nhập bình quân của GV là 417 triệu đồng/năm (cán bộ là 263 triệu đồng/năm).
Tuy nhiên, năng lực tài chính này được nâng cao nhờ đâu thì Bộ không phân tích, mà chỉ đưa ra một nhận định rất “súc tích”: “… chủ yếu nguồn thu của nhà trường vẫn là nguồn học phí”.
Như vậy, được thu học phí cao tiếp tục là “miếng bánh” hấp dẫn, tạo động lực cho các trường chưa tự chủ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự chủ.
“Báo cáo tổng kết của Bộ cũng cho thấy nguồn kinh phí chi cho đào tạo hiện nay chủ yếu chi cho con người (tiền lương, tiền công, tiền làm thêm giờ, phụ cấp theo chế độ), chiếm tới 73%. Nguồn kinh phí dành cho tăng cường cơ sở vật chất (mua sắm, sửa chữa) chỉ chiếm 7%, nguồn kinh phí khác chi cho hoạt động đào tạo chiếm 18% tổng chi.
Đáng nói, dù số bài báo khoa học và công bố quốc tế tăng mạnh, nhưng đa phần các trường chưa có nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng. Đồng thời, nguồn thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu nguồn thu của nhà trường vẫn là nguồn học phí”.
Shared link: https://thanhnien.vn/tu-chu-dai-hoc-co-dang-lac-huong-post1499313.html
Statistics:
Likes: 190, Shares: 18, Comments: 78
Like Reactions: 152, Haha Reactions: 24, Wow Reactions: 4, Love Reactions: 3, Sad Reactions: 6, Angry Reactions: 0