Minh Dang Doan – 2020-09-11 11:49:32
LƯU Ý VỀ CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sáng nay báo Dân Trí có đăng một bài của anh Lê Văn Út (người quản lý công tác NCKH của ĐH Tôn Đức Thắng, do anh Út đã nhắn không tag anh ấy ở các nơi nên tôi chỉ nêu tên không tag ở đây), bàn về việc hợp tác trong nghiên cứu khoa học:
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-can-hop-tac-thinh-nghien-cuu-trong-hoat-dong-khoa-hoccong-nghe-20200911102104028.htm
Những ngày gần đây anh Út có share dần cách tổ chức hoạt động NCKH ở ĐH TĐT trên Facebook cá nhân, nhưng chắc ít người để ý, nên bài đăng trên báo Dân Trí này có thể được xem là giải trình gần chính thức nhất từ phía cán bộ trường ĐH TĐT liên quan đến những phê bình về hoạt động “mua” bài báo khoa học (khi trường đang bận rộn với những khó khăn khác, anh Út là người quản lý hoạt động NCKH của trường lên tiếng trên báo chí là rất đáng hoan nghênh).
Tôi xin giới thiệu thêm ở đây một bài share của anh Nam Phan khoảng 2 tuần trước, rất liên quan đến bài ở Dân Trí này, để làm cơ sở thảo luận:
https://www.facebook.com/phanthanhsonnam/posts/3185785148207601
Trong đó, anh Nam có liệt kê 4 loại bài báo có tên tác giả ở các viện trường từ Việt Nam, xin trích từ đó:
1. Nhóm những bài báo do chính cán bộ cơ hữu và sinh viên (có thể là sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh) của một trường đại học A tự tay làm nghiên cứu. Trong công bố chỉ ghi duy nhất một địa chỉ trường A, là nơi họ đang làm việc:):):)
2. Nhóm những bài báo có hợp tác khoa học giữa hai đơn vị, ví dụ nhóm nghiên cứu ở trường A hợp tác với nhóm nghiên cứu của trường B, trong đó một số nội dung được thực hiện ở trường A, một số nội dung được thực hiện ở trường B. Khi công bố, ai ở trường A thì ghi địa chỉ trường A, Ai ở trường B thì ghi địa chỉ trường B:):):)
3. Nhóm những bài báo do các hoạt động kiểu “visiting” hình thành, trong đó, một nhà khoa học ở trường B đến trường A làm việc một khoảng thời gian, cùng nghiên cứu với cán bộ và sinh viên của trường A. Khi công bố, ai ở trường A thì chỉ ghi địa chỉ trường A:):):) Nhà khoa học của trường B thì vẫn phải ghi địa chỉ trường A nếu toàn bộ nghiên cứu được thực hiện ở trường A, tuy nhiên, cũng có thể ghi cả 2 địa chỉ A và B:):):)
4. Nhóm những bài báo đang bị nêu tên trong hoạt động “mua-bán” như báo Thanh Niên đã đăng:):):) Trong đó, có những nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn ở trường B, khi công bố thì phần lớn các tác giả cũng chỉ ghi địa chỉ trường B:):):) Tuy nhiên, đột nhiên có một tác giả X nào đó, vốn đang là cán bộ của trường B, lại chỉ ghi địa chỉ của trường A, hoặc ghi cả 2 địa chỉ A và B:):):)
và anh Nam nêu lý do có đợt tranh luận này:
”
Trong 4 nhóm này, các công bố 3 nhóm đầu là chuyện hết sức bình thường, chỉ có các công bố nhóm 4 mới gây ra nhiều tranh luận:):):) Chuyện tranh luận về các bài báo ở nhóm 4 cũng đã và đang diễn ra, và chuyện tranh luận này không chỉ có ở Việt Nam đâu:):):) …
”
Bài của anh Nam Phan thuộc dạng “highly cited”, số lượt share lại là nhiều thứ hai trong Facebook về chủ đề này (chỉ sau bài “Chống ngoại xâm…” của Duong Tu, cũng là đặt vấn đề liên quan đến “nhóm 4” này), nên hẳn đã nhiều người đọc, và biết rằng cái mà cộng đồng chúng ta muốn sửa, là về các thể loại “hợp tác” như nhóm số 4 nêu trên. Nếu không có kiểu hợp tác ở nhóm 4, thì chẳng ai phê bình gì cả. Nên cái mà ĐH TĐT nên giải trình (nếu họ có ý định đó), là nói về việc họ đã đối diện với vấn đề ở nhóm 4 như thế nào. Ví dụ: trường chúng tôi có từng thực hiện hợp tác kiểu nhóm 4 không, việc đó có đang được giảm thiểu đến mức xóa bỏ không, khi chúng tôi thực hiện thì mục đích hoặc lợi ích của việc đó là gì…; hay là trường chúng tôi không nghĩ hợp tác nhóm 4 là có hại (thì cũng nêu ra).
Tôi nghĩ nhìn nhận chung của những người đang quan tâm đến đợt thảo luận này là kiểu hợp tác nhóm 4 đó làm vẩn đục việc nghiên cứu ở trường, làm cho các cán bộ NCKH chân chính bị mang tiếng lây, trong khi có thể nó chỉ tạo được danh tiếng nhanh chóng nhưng không giúp tăng chất lượng của đội ngũ NCKH cơ hữu của trường.
Còn bài của anh Út tập trung giải trình về hợp tác ở nhóm 3 (theo phân loại của anh Nam) để kết luận mọi chương trình hợp tác là có lợi. Đó là kiểu hợp tác mà hầu hết mọi người ủng hộ, và mọi người cũng tin là kiểu hợp tác đó đang mang lại kết quả tích cực cho ĐH TĐT. Cái cần giải trình thì anh không giải trình. Lạc đề, trả bài, cho viết lại.
PS: Lúc sáng anh Nam cũng phê bình là cách phản biện này có dùng câu chữ dễ gây mất đoàn kết, bây giờ bài trên Dân Trí đã được sửa cắt câu đó đi, tinh thần tiếp thu cũng đáng hoan nghênh.
Statistics:
Likes: 98, Shares: 1, Comments: 80
Like Reactions: 92, Haha Reactions: 3, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0