Trần Quang Đại – 2022-05-25 03:31:20
NÊN MỜI HỌC SINH PHỔ THÔNG LÊN LÀM GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y
-Ai đã học ngành Y- dược, mới thấy được công phu, gian nan, vất vả, tốn kém như thế nào. Do đặc thù nghề liên quan sức khỏe, tính mạng con người, nên mọi cái đều phải vô cùng cẩn trọng, bài bản. Thế mà ở Việt Nam, hàng chục năm qua, hàng loạt học sinh phổ thông bỗng “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, đàng hoàng-đĩnh đạc bước lên bục vinh quang nhận giải thưởng sáng tạo các dự án “khủng” về Y dược. Mặt khác, lại có sự trùng hợp với các đề tài do các nhóm chuyên môn thực hiện trước đó. Xin có một ví dụ cụ thể:
-Năm học 2019-2020, dự án “Nghiên cứu quy trình phát hiện đa hình gien CYP4F2*3 ở bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc chống đông ACENOCUMAROL” do hai học sinh lớp 11 chuyên Sinh- Trường THPT chuyên Thái Nguyên thực hiện, đạt giải Nhì tại cuộc thi KHKT quốc gia. Giáo viên Phạm Thị Thu Nga hướng dẫn.
-Trước đó, vào năm 2018: Đề tài “Xây dựng quy trình phân tích đa hình rs1057910 trên gen CYP2C9 và rs9923231, rs9934438 trên gen VKORC1 ở mẫu máu bệnh nhân thay van tim sử dụng thuốc chống đông acenocoumarol” do nhóm tác giả là cán bộ giảng viên và 1 sinh viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu thực hiện, gồm: Đỗ Thị Lệ Hằng, Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Thị Nga, Đinh Đoàn Long, Phạm Trung Kiên, Vũ Thị Thơm. Bài báo giới thiệu công trình đăng ngày 25/12/2018 trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội.
-Đây là một đề tài do nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thực hiện, rất công phu, vất vả.
-Cũng trong năm 2019, Đề tài “Nghiên cứu đa hình di truyền gen CYP2C9 và VKORCI ở bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc Acenocoumarol” do Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên chủ trì thực hiện, theo Quyết định 2088-ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Tháng 8/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên tổ chức họp Hội đồng KH&CN cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu.
P/s: Không rõ đề tài “Nghiên cứu đa hình di truyền gen CYP2C9 và VKORCI ở bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc Acenocoumarol” do Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên chủ trì thực hiện tốn bao nhiêu tiền (chắc cũng không ít), có cần thiết nữa hay không?
-Khi mà chỉ với 2 học sinh lớp 11 và 1 giáo viên THPT không có chuyên môn Y-Dược với vai trò hướng dẫn, đã tự túc kinh phí làm được 1 đề tài tương tự, thành công rực rỡ – chói lọi, đạt giải Nhì quốc gia cuộc thi KHKT, sau khi được Ban Giám khảo do Bộ GDĐT thành lập, với thành phần là các GS.TS, chuyên gia đầu ngành, có uy tín đánh giá thông qua.
-Tôi nghĩ là lãnh đạo trường ĐH Y Dược Thái Nguyên nên xem xét mời 2 em học sinh nói trên ở trường chuyên Thái Nguyên về làm giảng viên (không cần đào tạo nữa), với những ưu đãi đặc biệt, thì mới đúng với tầm của 2 em này, để khỏi “chảy máy chất xám”, nhân tài xuất chúng, có thể gọi là thiên tài, đi khỏi địa phương.
Statistics:
Likes: 582, Shares: 31, Comments: 66
Like Reactions: 322, Haha Reactions: 231, Wow Reactions: 11, Love Reactions: 7, Sad Reactions: 8, Angry Reactions: 1