Alméry Jacqueline – 2022-05-18 02:16:50
TS. Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên trả lời về dự án ‘Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia)’.
[https://thanhnien.vn/nha-khoa-hoc-ly-giai-viec-minh-nhan-loi-huong-dan-hoc-sinh-nghien-cuu-khoa-hoc-post1459552.html](https://thanhnien.vn/nha-khoa-hoc-ly-giai-viec-minh-nhan-loi-huong-dan-hoc-sinh-nghien-cuu-khoa-hoc-post1459552.html)
TS. Hùng nói rất hay về mục đích và ý nghĩa cuộc thi ISEF 2022.
“Không phải tự nhiên mà thế giới người ta tổ chức cuộc thi này. Quan trọng là sau khi tham gia, học sinh học được nhiều cái, như học được cách đặt vấn đề, học được cách giải quyết vấn đề, nên trưởng thành lên rất nhiều”, TS Hùng nói.
“Đánh giá một cách khách quan thì cuộc thi này có tính 2 mặt. Nếu ai đó tham gia thi để đạt giải nọ giải kia thì nó là vấn đề của bệnh thành tích. Nhưng với tư cách nhà khoa học, thì mình có thể hy vọng sâu xa hơn là khơi gợi, tạo cho học sinh niềm đam mê nghiên cứu từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Khi tham gia, học sinh tự đặt ra các câu hỏi, đưa ra các vấn đề, tìm hiểu, nêu ý tưởng, rồi nghiên cứu, từ đó các em thu được cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Sau này khi vào ĐH thì các em có thể đam mê hơn để trở thành người nghiên cứu.
Nhưng TS. Hùng đã không trung thực khi khai báo thông tin với ban tổ chức ISEF 2022.
TS Hùng nói: “Khi đăng ký đề tài dự thi với Bộ GD-ĐT, học sinh cũng ghi rõ dự án của các em là một phần trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đôi khi người ta không đọc hết nên đã hiểu nhầm, và nói đây hoàn toàn là ý tưởng của học sinh, thì điều đó là không đúng”.
Trong Form 1C, TS. Hùng xác nhận dự án của học sinh không phải một phần đề tài của người hướng dẫn trong khi TS. Hùng là chủ nhiệm đề tài NAFOSTED mã số 108.05-2017.331 ‘Nghiên cứu sự ức chế tế bào gốc ung thư dạ dày của các hợp chất triterpenoid saponin từ cây Lá khôi Ardisia gigantifolia thông qua sự điều hòa con đường tín hiệu Notch’.
TS. Hùng cũng không ghi nhận tài trợ của NAFOSTED cho dự án của học sinh trong Form 1C.
“Việc đoạt giải hay không phụ thuộc vào học trò. Các thầy cô hướng dẫn các bạn ấy làm một vài thí nghiệm để thực hiện nghiên cứu của mình. Còn các bạn ấy có hiểu vấn đề hay không, có trả lời được các chất vấn của ban giám khảo hay không, là phụ thuộc vào học sinh. Thầy cô ở trường ĐH không có nhiều thời gian để hướng dẫn các bạn ấy một cách chi tiết được. Nên khi có chủ đề, thường thì các bạn ấy tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời”, TS Hùng chia sẻ.
TS. Hùng khai trong Form 1C về vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án
– **The students designed their methodology** (học sinh thiết kế phương pháp nghiên cứu).
– **The students have operated the machines which run cell analysis, culture, PCR and used multiple softwares such as GraphPad and GeoGebra to visualize collected data** (học sinh vận hành các thiết bị phân tích, nuôi cấy tế bào, PCR và sử dụng các phần mềm như GraphPad và GeoGebra để vẽ đồ thị).
– **When conducting the experiment, most of the tasks are done by the students** (khi tiến hành thí nghiệm, hầu hết các công đoạn do học sinh tự làm).
– **They extracted the saponin fragment, cultured the cancer stem cells, observed the results through microscopes, etc.** (học sinh chiết xuất phân đoạn saponin, nuôi cấy tế bào gốc ung thư, quan sát kết quả qua kính hiển vi…).
Trong bản khai tóm tắt dự án, học sinh xác nhận
– **This abstract described only procedures performed by me/us, reflects my/our own independent research, and represents one year’s work only** (Bản khai tóm tắt này chỉ mô tả những việc do chính chúng tôi thực hiện, thể hiện nghiên cứu độc lập của chúng tôi, và chỉ trình bày thành quả nghiên cứu trong 1 năm).
Theo TS Hùng, dự án sử dụng khoảng 3 – 4 kỹ thuật nghiên cứu gì đó. Các em được làm quen với những kỹ thuật này trên phòng thí nghiệm, các thầy cô ở trường ĐH sẽ làm mẫu cho các em ấy xem, sau đó các em làm lại các bước. Khi vào phòng thí nghiệm, học sinh có ghi chép lại cách các bạn ấy đã làm, với các thí nghiệm đơn giản mà tự các em làm được. Thời gian học sinh thường xuyên vào phòng thí nghiệm là khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 năm ngoái.
Để thực hiện dự án, học sinh phải sử dụng ít nhất 8 kỹ thuật, đó là làm tiêu bản, soi kính hiển vi, nuôi cấy tế bào, sắc ký lỏng, miễn dịch huỳnh quang, PCR, MTT và nuôi cấy vi sinh vật.
Học sinh chỉ làm dự án trong tối đa 1 năm ngoài giờ học trên lớp, thời gian học sinh thường xuyên vào phòng thí nghiệm chỉ vài tháng, nhưng dự án có hàm lượng khoa học không thua kém nhiều luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học của ĐH Thái Nguyên và cao hơn công trình của TS. Nguyễn Phú Hùng đã xuất bản ghi nhận tài trợ của Quỹ NAFOSTED cho đề tài 108.05-2017.331.
https://vjs.ac.vn/index.php/vjbt/article/view/15291
Shared link: https://thanhnien.vn/nha-khoa-hoc-ly-giai-viec-minh-nhan-loi-huong-dan-hoc-sinh-nghien-cuu-khoa-hoc-post1459552.html
Statistics:
Likes: 147, Shares: 14, Comments: 19
Like Reactions: 97, Haha Reactions: 32, Wow Reactions: 11, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 6, Angry Reactions: 0