Trần Quang Đại – 2022-05-14 03:22:04
LIÊM CHÍNH KHOA HỌC: NHÌN TỪ TRƯỜNG HỢP TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚ HÙNG
-Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng là Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2020.
-Ông Bộ GDĐT cử học Tiến sĩ tại nước ngoài. Bằng những kiến thức chuyên môn gắn liền với lĩnh vực sức khỏe được tích lũy trong quá trình học tập ở nước ngoài, ông phát triển hướng nghiên cứu về y sinh phục vụ đào tạo cũng như ứng dụng thực tiễn.
-TS. Phú Hùng còn cùng đồng nghiệp tập trung vào nghiên cứu về phát triển các thuốc chống ung thư dạ dày cũng như phát triển các bộ sinh phẩm phát hiện một số bệnh liên quan tới di truyền và vô sinh ở người.
-Ông đã công bố nhiều bài báo trên tạp chí quốc tế, trong đó có 03 tạp chí có chỉ số ISI (có 02 bài SCI, 01 bài SCIE) và 01 bài thuộc danh mục Scopus.
-TS. Hùng cùng nhóm nghiên cứu đề xuất và đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển bộ sinh phẩm phát hiện Virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19 bằng Realtime PCR.
-Năm 2017, TS Nguyễn Phú Hùng chủ trì đề tài “Phân lập và đánh giá đặc tính kháng thuốc của tế bào gốc ung thư dạ dày ở người”, mã số YD-04, thuộc DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ.
-Vợ ông là tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương ở ĐH Thái Nguyên, người hướng dẫn sinh viên Nguyễn Thị Hải Hồng thực hiện luận văn thạc sĩ sinh học ứng dụng “Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi lên sự biểu hiện của các gene kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày” vào năm 2019.
-Như vậy, nói công bằng, TS Nguyễn Phú Hùng là nhà khoa học tài năng, tâm huyết, có đóng góp cho khoa học và giáo dục. Hướng nghiên cứu chính của ông là y sinh.
TẠI SAO ÔNG TIẾN SĨ LẠI NHẬN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN DỰ ÁN KHKT?
-Không hiểu bằng cách nào mà 2 học sinh phổ thông lại tìm được TS Hùng để nhờ hướng dẫn về dự án “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá Khôi (Ardisia gigantifolia)”? Và không hiểu vì sao, ông Hùng lại chấp nhận hướng dẫn 2 em HS về dự án này?
-Là một nhà khoa học chuyên nghiệp, hơn ai hết, TS Hùng biết rõ học sinh không đủ khả năng, điều kiện, trình độ, kinh nghiệm…để thực hiện một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về y dược. Mặt khác, đề tài nói trên đã được thực hiện bởi nhiều người trước đó, trong đó có TS Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Hồng (2019 – do chính vợ ông hướng dẫn), và cũng trùng lặp với các đề tài, dự án, hướng nghiên cứu chính của ông (2017)?
-Về nguyên tắc, người tham gia thực hiện đề tài khoa học phải có điều kiện nhất định, nói văn vẻ là có “lí lịch khoa học” (Science Profile) ok, ví dụ chuyên môn đào tạo, kết quả học tập, nghiên cứu, sở trường, khả năng…Đối với các đề tài, dự án đã có người thực hiện, thì đề tài sau phải phát triển, ưu việt, mới và thành công hoặc khác biệt so với các đề tài trước. Học sinh phổ thông, kiến thức nền tảng về y dược là con số 0, vậy căn cứ vào đâu để các em có thể làm tốt hơn các nghiên cứu viên chuyên nghiệp?
-Tóm lại, cho dù có 2 học sinh tìm đến, tha thiết xin nhờ ông Hùng hướng dẫn đề tài nói trên, với một đam mê bất tận, cháy bỏng – nồng nàn, thì với tư cách một nhà khoa học chuyên nghiệp, ông Hùng nên từ chối và giải thích cho các em hiểu, là các em hãy học phổ thông cho tốt, chuyện nghiên cứu về y dược ta sẽ bàn, sau khi các em thi đỗ đại học, hoặc sau khi tốt nghiệp ĐH.
-Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, một TS Tây học như ông, lại hăng hái nhận đứng ra hướng dẫn cho 2 em học sinh phổ thông, với đề tài nghe na ná, giông giống như đề tài luận văn thạc sĩ mà vợ ông đã hướng dẫn vào 2 năm trước? Như thế có phải là làm gương về sự trung thực, liêm chính trong khoa học không, thưa ngài Tiến sĩ?
-P/s: Công chúng cần một lời giải thích từ ông, thưa TS Nguyễn Phú Hùng!
Statistics:
Likes: 305, Shares: 16, Comments: 109
Like Reactions: 225, Haha Reactions: 57, Wow Reactions: 14, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 4, Angry Reactions: 0