Nguyễn Yến Khanh – 2022-05-01 10:02:04
**IMPACT FACTOR VÀ CHỈ SỐ TRÍCH DẪN LÀ CÁI CHI CHI?!!**
Sáng nay tôi mở Facebook ra lại bắt gặp những niềm tự hào và trăn trở của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, khi ông khoe rằng bài báo tai tiếng của ông và cộng sự về **liệu pháp cấy ghép tế bào (gốc) chữa tự kỷ** ở VinMec đã được trích dẫn tận 12 lần, và có chỉ số impact factor cao. Vậy nên, dù con đường có nhiều “gian nan, thử thách”, [chẳng hạn như bị mang ra mổ xẻ trên Liêm chính Khoa học], ông và cộng sự vẫn “dấn thân”. Giáo sư Liêm tâm sự về con đường đầy thử thách ở đây: https://www.facebook.com/thanhliem.nguyen.96/posts/pfbid0dDGSh1Boo4AnLkkpU2KcJh9zvRq74kV24BT1BzEF45DFSyBeCjDEkfo8uVqAPHisl
Tóm tắt cuộc tranh luận trên Liêm chính Khoa học từ tháng 6, 7 và 8 năm 2021: Bài báo của nhóm nghiên cứu VinMec trên tạp chí Stem Cell Translational Medicine trình bày kết quả thử nghiệm lâm sàng không có nhóm đối chứng pha 1 (uncontrolled clinical trial, phase 1) cấy ghép tế bào (gốc) trên 30 trẻ tự kỷ bị giáo sư Finlay-Morreale ở Đại học Y khoa Massachusetts chỉ trích gay gắt và đề nghị ban biên tập tạp chí rút bài. Bạn Harry Le đã đọc được bài phản biện này và viết trên blog của bạn: https://www.harryle.org/2021/06/tap-chi-khoa-hoc-danh-tieng-cong-bo.html.
Tôi đã đăng bài của Harry Le trên Liêm chính Khoa học: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/503192424260928
VinMec thu tiền để làm thí nghiệm trên 30 đứa trẻ con, đồng thời cung cấp dịch vụ **chữa bệnh thu tiền **cho khoảng 700 gia đình và không thu tiền của 300 gia đình khác **khi liệu pháp tế bào (gốc) chưa có bằng chứng khoa học, chưa được Bộ Y tế cấp phép**. Câu chuyện lùm xùm đã được tranh luận trên diễn đàn này từ tháng 6/2021. Vô tình làm sao, tháng 7/2021, VinMec quyết định trả lại tiền viện phí cho khoảng 700 gia đình trẻ tự kỷ và bại não đã cấy ghép tế bào (gốc). Nhưng VinMec không thừa nhận là trả lại tiền thu sai quy định mà lắt léo bằng mỹ từ Quỹ từ thiện Thiện Tâm của VinGroup [bỗng nhiên] hỗ trợ các gia đình. VinMec vẫn nhập nhèm **không trả hết số tiền ước tính khoảng 7 triệu đô** mà họ đã thu của gia đình bệnh nhân trong suốt 7 năm từ 2014 tới 2021. Gia đình 700 bệnh nhân trung bình đã trả từ 80 triệu tới 500 triệu cho liệu trình cấy ghép tế bào gốc ở VinMec nhưng hầu như họ không còn giữ được chứng từ, nên được trả bao nhiêu tiền thì chấp nhận bấy nhiêu, mà không biết làm thế nào để kiện hệ thống thông tin kỳ ảo của VinMec. https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/516641656249338
Quay trở lại chiếc tút tràn đầy tự hào và tâm huyết của Giáo sư Liêm, sau khi đọc tút xong, tôi cảm động quá bèn lội lên Google Scholar để xem những ai đã trích dẫn bài báo ấy. Google Scholar sờ sờ ra thế này, lẽ nào Giáo sư Liêm không biết tự xem ai đã trích dẫn bài báo của mình và trích dẫn ra sao??! https://scholar.google.com/scholar?start=0&hl=vi&as_sdt=2005&sciodt=0%2C5&cites=6613469891397592246&scipsc&fbclid=IwAR2PdgEkB1UDQn4KZuKtdNsk81PKmwncZRo4qhJmAVSJSXcP9LAVhytLZww
Tôi có thể liệt kê nhanh những xuất bản đã trích bài báo của Giáo sư Liêm và nhóm nghiên cứu VinMec như sau:
1. Thư của Finlay-Morreale từ Đại học Y khoa Massachusetts gửi ban biên tập Tạp chí Stem Cell Translational Medicine, **chỉ trích và kêu gọi rút bài** của Giáo sư Liêm và cộng sự. Ai theo dõi những tranh luận hồi năm ngoái ở diễn đàn này chắc còn nhớ. Thư này đã gọi phương pháp nghiên cứu của nhóm VinMec bằng những từ như **invasive – xâm lấn, abusive – lạm dụng và misleading – dối trá**. Giáo sư Liêm hẳn là không tự hào vì được trích dẫn trong bối cảnh như vậy ha. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8133346/
1. Thư phúc đáp của ban biên tập tạp chí Stem Cell Translational Medicine thừa nhận những thứ **misleading – dối trá** trong nghiên cứu của Giáo sư Liêm và VinMec, xong vẫn lập lờ nói rằng cần tạo điều kiện công bố những nghiên cứu như vậy (!!?): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8133345/
1. Bài báo của Tiến sỹ Vũ Song Hà và giáo sư Andrea Whittaker trên Disability & Rehabilitation, đề cập tới **vấn nạn “có bệnh thì vái tứ phương” ở Việt Nam**. Bài của Giáo sư Liêm và cộng sự được trích dẫn để nêu lên sự bất lực của bệnh nhân và gia đình trong một nền y học dựa trên niềm tin, không dựa trên bằng chứng khoa học ở Việt Nam. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09638288.2022.2040613
1. Bài báo của tôi cùng Phó Giáo sư Sean Phelan và Elizabeth Gray đăng trên Media, Culture & Society, lấy câu chuyện lùm xùm về liệu pháp tế bào (gốc) của VinMec để phân tích như một case study cho cái gọi là **nền kinh tế chính trị tư bản đỏ và nền báo chí cách mạng vì dân**. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/01634437211060200
1. Năm bài báo khác trích dẫn nghiên cứu của Giáo sư Liêm và cộng sự là năm bài systematic literature review. Những bài systematic literature review chỉ đơn thuần liệt kê, đếm bài thôi ha.
1. Hai bài khác Giáo sư Liêm và cộng sự tự trích dẫn xuất bản của chính mình.
1. Chỉ duy nhất một bài có tính chuyên môn của nhóm nghiên cứu Trung Quốc nhắc tới nghiên cứu tại VinMec với một mô tả ngắn gọn trên Frontiers in Neuroscience: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8924045/
À, giáo sư Liêm cũng khoe bài báo được xem 250 lần và có tới 364 lượt chia sẻ nữa. Không biết các thành viên Liêm chính Khoa học đóng góp bao nhiêu lượt trong số đó nhỉ??!
Diễn đàn này đã có nhiều bài đề cập tới chỉ số impact factor và chỉ số trích dẫn, tôi chỉ đưa một case study để mọi người đọc và tham khảo. Chiếc tít câu view cũng là một thủ thuật tôi áp dụng để tạo ra impact factor cho một chiếc tút trên cõi mạng này.
Shared link: https://www.fda.gov/patients/drug-development-process/step-3-clinical-research
Statistics:
Likes: 303, Shares: 32, Comments: 39
Like Reactions: 224, Haha Reactions: 60, Wow Reactions: 5, Love Reactions: 10, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 1