Huong Pham – 2021-11-30 05:40:59
Trên tường của một người bạn mà nhiều người biết đang có tranh luận. Tôi xin chia sẻ ý kiến cá nhân của tôi về đây với mọi người. Liêm chính là con đường rất dài và gian chuân. Vậy chúng ta cứ bàn từng chút một.
Tôi xin có đôi lời bình luận. Tôi nói sai hay đúng không quan trọng. Quan trọng là có chỗ để mọi người bình luận và hiểu nhau hơn. Tối có bị chê là ngu cũng không quan trọng. Nhiều lần bị chê là ngu rồi.
Liêm chính và đạo đức đúng là có liên quan đến nhau, và như vậy sẽ có liên quan đến triết học. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động cụ thể thì cái cần ngay và luôn cho liêm chính lại là Luật, là quy tắc. Luật và quy tắc là cái căn cứ để phán xét đúng sai, để đưa các hoạt động vào quy củ, và để đưa dần các hoạt động khoa học tiến đến liêm chính hơn. Luật chơi càng mù mờ thì thị trường khoa học càng ù xọe. (Ngay như những cái giải thưởng, rồi các danh hiệu của ta bây giờ cũng có nhiều tranh cãi đấy)
1) Tập trung vào phòng ngừa thay vì tố cáo. Cái này nghe như ta đang nói về phòng dịch covid. Điều này quả là đúng cho cả liêm chính và phòng dịch, phòng bệnh và nhiều thứ…
2) Liêm chính không phải là khái niệm đồng nhất, đó là khái niệm có tính đặc thù. Điều đó là đúng. Do đó mỗi ngành nghề sẽ có những quy tắc, những luật lệ riêng của mình. Tức là luật chơi của ngành nào thì ngành đó tự tạo ra, chứ không thể là việc của riêng ngành KHXH &NV. Chắc các ngành KHKT&CN, các trường ĐH phải tự lập ra luật lệ của mình, có chăng thì với sự trợ giúp của các chuyên gia về luật.
3) Việc tố cáo thì thoải mái, cứ có bằng chứng là tố thôi. Và tranh cãi cũng cứ thoải mái. Miễn là khi phân xử thì phải theo luật quy định. Cái khó là ở chỗ, luật lệ chưa quy định, mọi thứ vẫn còn tranh cãi. Và vì thế có nguy cơ xử sai. Trong cuộc sống cũng như trong khoa học luôn có những sai số, và có các loại sai số. Và cả khoa học, và cuộc sống luôn phải hoặc chấp nhận phương án sai, hoặc loại bỏ phương án đúng. Đó chính là sai số. Và chính nhờ những sai số đó mà chúng ta có bằng chứng để sửa luật, hoàn thiện luật, và để có những án lệ cho lần sau.
4) Chằng hiểu “Không can thiệp vào chuẩn mực liêm chính khoa học ở Việt Nam” là được hiểu như thế nào? Như trên đã nói, khi đã có luật thì cứ theo luật mà phân xử. Cho dù là ai (hải ngoại, nghỉ hưu, bỏ nghề…) cũng đều được đối xử bình đẳng như những người khác. Ai cũng có thể là bên nguyên, hoặc bên bị. Và khi phân xử thì cứ theo đúng luật mà xử thôi. Và không ai bị phân biệt trước phiên tòa công bằng. Nếu gạt không cho ai đó (hải ngoại, nghỉ hưu, bỏ nghề…) tức là đã không công bằng rồi. Ý kiến của họ cần được xem xét công bằng như những ý kiến khác. Tất nhiên, ý kiến của họ có chất lượng, có giá trị hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào chính nội dung ý kiến đó chứ không phải vì họ là ai (hải ngoại, nghỉ hưu, bỏ nghề…)
5) Báo chí có nhiều chức năng. Tùy theo người đăng muốn nhằm vào mục đích gì: truyền thông, vận động, giáo dục, hay đưa tin… Tùy theo đó mà họ sẽ đưa. Không biết có nơi nào quy định nhất thiết lựa chọn vụ lớn hay nhỏ để đưa tin hay không??? Việc đưa tin ngoài việc tùy theo mục đích, còn tùy theo thông lệ. Mỗi nơi có những thông lệ, thói quen riêng. Thật khó nói phải nên thế nào.
6) Việc đưa tin như thế nào, ai được đưa, chắc là đều có quy định. Tuy nhiên, chắc chỉ quy định về độ chính xác, trung thực của thông tin, và không bôi nhọ, xúc phạm, không đi vào đời tư… Còn chuyện quy định nhà báo không có bằng cấp khoa học thì không được đưa tin thì không biết có nơi nào quy định vậy không???
7) Không thể áp đặt đủ thứ chuẩn cho một nền khoa học yếu. Câu này thì đúng. Việt Nam mình đang mắc bệnh là con nhà lính tính nhà quan. Đã nghèo nhưng cứ mơ hão. Cứ đề ra những quy định trên trời. Rồi chẳng bao giờ đạt được. Mình phải chấp nhận hoàn cảnh. Trong giai đoạn non kém thì chắc phải chấp nhận một số thứ để tạo thương hiệu. Rồi sau đó tiệm cận dần với thế giới phát triển.
😎 Soi mói, tọc mạch, đấu đá, chia rẽ mất đoàn kết còn đáng sợ hơn vi phạm liêm chính. Câu này rất đúng. Tuy nhiên, chính khi chúng ta thực hiện liêm chính thì cũng chính là lúc làm giảm bớt những thứ đáng sợ kia. Ở đây có thể kể đến những thói xấu khác nữa là chấp nhận chơi bẩn, chấp nhận thủ đoạn để vị lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm. Khi thực hiện liêm chính sẽ vấp phải những khó khăn do những thủ đoạn vị lợi cản đường. Luôn là như vậy. Dần dần, chúng ta đi từng bước, tiến dần lên, nhằm có được mức độ liêm chính hơn. Hôm nay tốt hơn hôm qua. Vậy thôi.
* “luật bất công thì không nhất thiết phải tôn trọng luật”. ÔI câu này thì không được rồi. Có thể là nói vui, chứ nói chính thức thì không thể. Nếu luật bất công thì phải nghiên cứu để sửa luật. Đó là việc của nhà khoa học, của các nhà chính trị. Càng để luật bất công thì xã hội càng kém phát triển, và càng dễ cho bọn quan lại thao túng, bọn giả khoa học hà lạm , bọn vô liêm chính lũng đoạn. Và sẽ có nhiều án oan.
*”tố cáo đích danh khi chưa có quy định, không có bằng chứng”. Quả thực đây là tình huống vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi có xung đột lợi ích. Nhưng không thể vì thế mà im lặng. Càng im lặng thì tình trạng càng kéo dài tệ hại. Nếu lên tiếng thì đó sẽ là bằng chứng để sửa đổi các quy định. Xây dựng các quy định mới hoàn thiện hơn. Sẽ giúp giảm bớt sự gian lận. Hãy bắt đầu bằng câu chuyện như “tự đạo văn”, hay sử dụng tên trường cộng tác (affiliation). Đây là chủ đề khó, và gây tranh cãi. Những trước sau gì cũng phải đưa ra bàn luận để xây dựng luật. Cần có luật để mọi thứ được rõ ràng, tránh bị lợi dụng.
Shared link: https://www.facebook.com/kieudung01/posts/10216857351900791
Statistics:
Likes: 36, Shares: 0, Comments: 7
Like Reactions: 31, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 3, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0