Phan Thành Nam – 2020-09-03 10:03:24
Các bạn thân mến! Mình mới kiểm tra sơ bộ thống kê của bạn Duong Tu với bạn Iskander Tlili. Đây là hồ sơ trên scopus
https://www.scopus.com/authid/detail.uri?authorId=15842369800
Có vẻ từ thông tin “Subject area” bạn Tú suy luận thành những ngành mà tác giả công bố. Điều này không hoàn toàn chính xác, “Subject area” chỉ có nghĩa là những lĩnh vực liên quan tới công bố. Chẳng hạn, nếu tác giả làm mô hình hoá trong ngành Toán, thì “Subject area” có thể rất rộng, vì các mô hình liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ, GS Đặng Đức Trọng ở ĐHQG TPHCM (thầy của mình) có hồ sơ như sau
https://www.scopus.com/authid/detail.uri?authorId=6603096541
Phần “Subject area” là “Mathematics, Engineering, Computer Science, Decision Sciences, Physics and Astronomy, Environmental Science, Medicine Materials, Science Economics, Econometrics and Finance, Agricultural and Biological Sciences”, cũng hoành tráng không kém bạn Iskander Tlili 😀 Nhưng Thầy chỉ làm Toán thôi.
Như vậy điểm cần tập trung ở đây là bạn Iskander Tlili viết quá nhiều bài, chứ không phải là viết bài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này giải thích cho thắc mắc của mình, là nếu đã mua bài, thì ai dại gì mua tùm tum lĩnh vực cho dễ bị phát hiện.
Thật ra việc một tác giả viết nhiều bài (50-70 bài 1 năm) không còn là chuyện hiếm. Năm 2018, Nature đăng 1 bài về vấn đề này
https://www.nature.com/articles/d41586-018-06185-8
Tuy nhiên, công bố quá nhiều không nhất thiết đồng nghĩa với có tiêu cực. Có thể họ không, hoặc ít, đóng góp vào một số bài báo, nhưng nếu các tác giả đồng thuận với nhau thì rất khó chỉ trích được. Thực tế, tờ Nature chỉ nêu hiện tượng để bạn đọc tự nhận xét, chứ không quy kết vi phạm gì cả. Để chứng minh họ không “sạch sẽ” thì cần một phân tích sâu hơn, việc đó đang được thảo luận trong 1 post khác nhưng sẽ là một việc phức tạp và mất thời gian (xin nói rõ hơn: đối với mình thì các siêu nhân mà bạn Duong Tu điểm mặt là rất đáng ngờ nhé, nhưng chúng ta cần chứng cứ mạnh hơn.)
Mặt khác, theo anh Lê Văn Út thì một số bạn siêu nhân như vậy đã bị cắt hợp đồng ở trường TĐT. Theo tôi, các trường nên thẳng thắn nhận ra vấn đề ở năng lực quản lý khoa học, đồng thời nên thay đổi hẳn cách tư duy trong việc ký hợp đồng viết bài để tránh lãng phí (chẳng hạn chuyển dịch kinh phí thuê các bạn bên ngoài không rõ nguồn gốc về để đầu tư cho cán bộ cơ hữu và các hợp tác trong nước).
Có lẽ chúng ta nên trở lại với câu hỏi của anh Phùng Hồ Hải, đó là “cuộc tranh luận này để làm gì?”. Theo tôi, chúng ta nên cố gắng hiểu được thực trạng và đề xuất giải pháp, thay vì tập trung kết tội một đơn vị, cá nhân cụ thể. Nếu ban đầu báo TN tiếp cận vấn đề theo hướng này, thì mọi người đã không sa đà vào việc cãi nhau một cách vô ích.
Khi thấy những hiện tượng như trường TĐT, hay thấy những nhà nghiên cứu trong nước chạy theo tiền bạc hơn là khoa học, tôi nghĩ đó là hệ quả tất yếu của “luật chơi” hiện tại. Để giải quyết vấn đề liêm chính học thuật một cách căn cơ, chúng ta cần những giải pháp toàn cục chứ không phải lên án và xử lý vài trường hợp lẻ tẻ, bởi ai cũng biết là “thượng bất chính” thì “hạ tắc loạn”. Chỉ trích đạo đức thì dễ, nhưng không giải quyết được vấn đề (chúng ta cứ xem chuyện tham nhũng thì rõ). Điều chúng ta cần làm là thay đổi luật chơi hiện nay để tạo động lực cho mọi người làm việc một cách thực sự. Còn cụ thể như thế nào xin các bạn đóng góp ý kiến.
Shared link: https://www.scopus.com/authid/detail.uri?authorId=15842369800
Statistics:
Likes: 165, Shares: 5, Comments: 26
Like Reactions: 146, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 13, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0