Alméry Jacqueline – 2025-01-06 23:31:12
Một trong những mánh khóe bơm thổi số lượt trích dẫn trên Google Scholar hay được các đầu nậu sử dụng là tự tải rất nhiều bài vô thưởng vô phạt chứa hàng loạt tự trích dẫn lên các trang lưu trữ như researchgate.net, osf.io, philarchive.org, ssrn.com, repec.org… Do Google Scholar đếm trích dẫn từ các nguồn vô tội vạ, kể cả thực đơn của quán cà phê, trang này sẽ tính hết số lượt tự trích dẫn này cho những kẻ gian lận.
Để chứng minh chiêu trò gian lận trích dẫn này, một nhà khoa học tại Northwestern University đã tạo ra con mèo Larry được trích dẫn nhiều nhất thế giới với 12 bài báo, 132 trích dẫn và H-index là 11 chỉ trong 2 tuần lễ.
Một người có tên Constantinos Challoumis ghi địa chỉ National and Kapodistrian University of Athens, Hy Lạp, cũng sử dụng đúng mánh khóe này để bơm thổi trích dẫn cho bản thân. Chỉ riêng trong năm 2024, người này đã **tự bơm thổi tới hơn 52.000 lượt trích dẫn** trong hồ sơ Google Scholar. Constantinos Challoumis hiện có H-index là 162, thuộc loại cao nhất thế giới và cao hơn tuyệt đại đa số nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Không ít tác giả Việt Nam có số lượt trích dẫn rất khủng trong hồ sơ Google Scholar nhờ những chiêu trò tương tự.
Theo Giáo sư Domingo Docampo, một nhà toán học và là cựu hiệu trưởng Đại học Vigo (Tây Ban Nha), người từng vạch mặt các băng nhóm chuyên cấu kết trích dẫn lẫn nhau, rất dễ phát hiện thủ đoạn gian lận trích dẫn trong hồ sơ Google Scholar bằng cách so sánh số lượt trích dẫn theo Google Scholar với con số thống kê của Web of Science (WoS) hay Scopus. Hai cơ sở dữ liệu này không đếm số trích dẫn từ Research Gate hoặc các kho lưu trữ mà người dùng có thể tải lên hay xóa đi các tài liệu một cách tùy ý.
Statistics:
Likes: 233, Shares: 56, Comments: 20
Like Reactions: 176, Haha Reactions: 45, Wow Reactions: 7, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 3, Angry Reactions: 1