Anonymous participant – 2024-09-17 04:36:36
“Tiêu chuẩn công bố quốc tế là bắt buộc, nhưng hệ thống xếp hạng Scopus luôn thay đổi và việc đứng tên bài báo quốc tế chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đảm bảo chắc chắn tác giả bài báo là người nghiên cứu thực sự.
Việc nhiều tạp chí rút bài đã công bố trước đó vì vi phạm liêm chính học thuật, hoặc các nhóm nghiên cứu đứng tên chung trên bài báo nhưng lại chưa biết mặt nhau, chưa triển khai nghiên cứu cùng nhau cho thấy có những nghi vấn về chất lượng bài báo quốc tế.”
“Cần tăng thêm liêm chính học thuật bằng cách đề xuất Bộ GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu tăng cường nhận thức và ban hành các quy định liêm chính học thuật.”
“Trong trường hợp bài báo có tác giả đứng đầu và tác giả liên hệ là hai người khác nhau, thì chỉ tính cho mỗi tác giả một nửa và không tính cho hai người như hiện nay. Nếu có nhiều tác giả liên hệ trong bài báo thì bài đó chỉ tính cho tác giả chính và không tính cho tác giả liên hệ. Từ năm 2025, tác giả của bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín chỉ tính cho tác giả đứng đầu.
Vấn đề sách chuyên khảo đang được bàn luận với nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các hội đồng. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần có quy định cụ thể, rõ hơn nữa về vấn đề này. Hiện nay, nhiều sách trên bìa ghi chuyên khảo nhưng qua thẩm định đó chỉ là tham khảo, vì không phải là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề khoa học chuyên ngành.
Đối với GS, PGS, việc giảng dạy, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, viết báo quốc tế và trong nước, nghiên cứu khoa học (các đề tài cơ sở; cấp bộ, ngành, Nhà nước; các dự án trong nước và quốc tế) là nhiệm vụ bắt buộc và bổ trợ lẫn nhau. Không nên quy đổi (bù) các công trình khoa học cho việc thiếu năm thâm niên, thiếu hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh hoặc thiếu đề tài hoặc hạn chế thấp nhất việc bù công trình. Việc bù này trong nhiều năm qua gây tranh cãi.
Vấn đề các đề tài nghiên cứu cũng cần đưa ra các quy định. Với ứng viên GS bắt buộc phải có đề tài cấp bộ và tương đương, không bù điều kiện gì cho đề tài cấp bộ, ví dụ: 2 đề tài cấp cơ sở thay cho 1 đề tài cấp bộ. Với ứng viên PGS cần phải có 2 đề tài cấp cơ sở.
Ngoài ra, cần có quy định cụ thể hơn về đề tài cấp cơ sở. Những năm qua nhiều ứng viên thực hiện đề tài cấp cơ sở với số lượng kinh phí quá ít. Nhiều đề tài quá nhỏ và ít kinh phí không đúng là đề tài mà chỉ là một nhiệm vụ khoa học. Nên quy định đề tài cấp cơ sở có kinh phí từ 20 triệu trở lên.”
Shared link: https://giaoducthoidai.vn/tu-cong-nhan-giao-su-pho-giao-su-dung-chay-theo-danh-xung-post700731.html
Statistics:
Likes: 45, Shares: 4, Comments: 14
Like Reactions: 27, Haha Reactions: 14, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0