Anonymous participant – 2024-08-17 09:10:27
😀Rất cảm ơn mọi người trong thời gian ngắn đã có nhiều ý kiến phản hồi. Điều đó chứng tỏ LCKH trong học thuật và mong muốn về tính khả thi của giải pháp vẫn là mối quan tâm. Thật đáng mừng!
Tôi xin phép làm rõ hơn 1 số ý đang gây nên những hồ nghi, tranh luận rằng việc này rõ là “rỗi hơi”, và gây thêm “khó khăn” cho các giảng viên vốn đã bận trăm công ngàn việc:
* Suy nghĩ thứ nhất: viết có thể làm thay, nhưng nói hay tư duy thì không thể thay được. Thông qua việc trình bày, và thảo luận thì: (1) bộc lộ rõ có thật sự làm hay không; (2) cũng có thể học hỏi được từ chính những ý kiến thảo luận. Có người sẽ phản bác: tôi giỏi viết, không giỏi nói, thì việc trình bày cũng là một cách học và rèn luyện kĩ năng
* Suy nghĩ thứ hai: việc xemina khoa học trong nhóm nghiên cứu, hay các đơn vị mạnh về nghiên cứu là việc thường xuyên, không có gì đáng bàn cãi. Ở đây chỉ ngụ ý: với các đơn vị ít tổ chức xemina, thì việc xemina chính là hình thức trao đổi/hợp tác/phản biện học thuật tốt nhất, tất nhiên là trên tinh thần xây dựng, tinh thần của người làm khoa học
* Suy nghĩ thứ ba: việc chia sẻ/thảo luận trong đơn vị nhỏ (nhóm/bộ môn/khoa) là việc nên làm. Tuy nhiên với 1 số vấn đề có tính liên ngành, hoặc gợi mở liên ngành, thì người khác cũng có thể quan tâm (nên việc chia sẻ thông tin về xemina cũng là phù hợp với thông lệ khoa học)
* Suy nghĩ thứ tư: đúng như mọi người đã chỉ ra. Việc xemina khá linh hoạt, và chủ yếu là do sự chủ động của đơn vị cơ sở. Ở đây ngụ ý với một số công trình có tính chất điển hình, mà chưa từng được xemina trong đơn vị cơ sở (ví dụ như bài viết nhiều tranh cãi trước đây) thì người có trách nhiệm (còn có suy nghĩ nghi vấn) nên trực tiếp tham dự. Khi không có chuyên môn thì yên lặng quan sát, lắng nghe. Sự thảo luận của giới có chuyên môn có thể làm anh/chị hiểu rõ hơn vấn đề
🤔Nên chăng cần có sự THAY ĐỔI trong QUY TRÌNH XÉT THƯỞNG BÀI BÁO được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu uy tín (WoS, Scopus…)
🎯Diễn đàn LCKH trong thời gian gần đây “dậy sóng” vì những ý kiến phản đối, phê phán gay gắt lập luận, cũng như cách hành xử của một vị làm quản lí khoa học của một trường nọ, có chức năng xét duyệt thưởng bài báo theo quy chế của đơn vị.
🎯Nếu tạm thời bỏ qua những phê bình, góp ý chính xác, thì mối quan tâm của cộng đồng là làm thế nào giảm bớt các “gaming”, khen thưởng cho người không có năng lực thực sự, không thực chất? Qua theo dõi các ý kiến thảo luận, tôi thấy: để giảm bớt tối đa việc này, nên chăng có sự thay đổi trong quy trình xét duyệt, khen thưởng. Đó là, trước khi thực hiện khen thưởng, nhà trường yêu cầu đơn vị chủ quản (khoa/viện…) chủ quản của tác giả bài báo tổ chức xemina để tác giả được trình bày kết quả nghiên cứu. Coi đây là một sinh hoạt chuyên môn rất có giá trị để đồng nghiệp có thể học hỏi được từ ý tưởng, phương pháp, xử lí số liệu, thảo luận, cách viết, thậm chí cách trả lời phản biện…. Trong buổi sinh hoạt này, đại diện của bộ phận xét duyệt khen thưởng có thể/nên có mặt, Thông qua việc trình bày, thảo luận về chuyên môn, người xét duyệt có thể có được cảm nhận một cách chính xác về năng lực thực sự của người báo cáo.
Do vậy, nếu nhà trường muốn lan tỏa kinh nghiệm và tạo động lực cho các nhà nghiên cứu khác, nên công bố kế hoạch sinh hoạt chuyên môn này công khai, trên lịch công tác và website hoặc kênh thông tin mở của đơn vị, để người quan tâm, hoặc ai đó muốn học hỏi, thảo luận chuyên môn có thể tham gia (có thể không cùng đơn vị công tác).
Điều này có lợi cho nhiều bên:
* Đồng nghiệp có cơ hội học hỏi
* Người báo cáo có thể thu nhận được ý tưởng mới để phát triển nghiên cứu hoặc làm rõ hơn vấn đề nào đó (mà bản thân chưa lường/nghĩ tới), thông qua thảo luận
* Cơ quan xét duyệt khen thưởng có căn cứ vững chắc để tin tưởng “khen đúng, khen thực chất”
* Lan tỏa được tấm gương và kết quả nghiên cứu trong cộng đồng, trước hết là trong đơn vị
* Có thể mở rộng được network nghiên cứu
Chắc hẳn, trừ phi người cần báo cáo có một lí do “tế nhị” nào khác không muốn xemina, còn lại, với những lợi ích như trên (có thể chưa hết), ai cũng sẽ mong muốn được thể hiện mình một cách chính đáng.
“Cây ngay không sợ chết đứng! Cây đời mãi mãi xanh tươi!” 😃
Statistics:
Likes: 112, Shares: 5, Comments: 60
Like Reactions: 82, Haha Reactions: 23, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 4, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0