Chu Nguy – 2021-03-10 09:35:55
Chào cả nhà, hôm nay có 1 việc cần các cao nhân chỉ giáo.
Xưa giờ tôi vẫn giữ quan điểm một vật liệu có thể cho kết quả đo (IR, UV-Vis, NMR, XRD …) giống nhau nhưng ắt hẳn đường nền phải khác nhau. Dạo này trên page mọi người cũng tranh luận rất nhiều về vấn đề này, nên hôm nay trong lúc rảnh rỗi và cũng nhân dịp nhận được mẫu vật mới, tôi đã đem đi đo thử UV-Vis xem thế nào (đơn thuần là do tò mò)
Mẫu vật là tấm thạch anh (quartz) với bề dày đồng đều khoảng 1.5 mm. Tôi cắt ra 2 mẫu riêng biệt 1×1 cm và thực hiện phép đo UV-Vis. Mẫu thứ 1 tôi run 2 lần ở 2 vị trí khác nhau trên mẫu. Mẫu thứ 2 tôi run 1 lần. Kết quả 3 lần đo như hình 1 (tôi tách ra để dễ quan sát, còn nếu nguyên thủy thì mời xem hình 2). Tạm bỏ qua sự trùng khớp gần như hoàn toàn về độ hấp thu (có thể do thickness đều nhau và chất lượng mẫu khá tốt, điều thú vị là tôi thử phóng to 1 đoạn phổ thì thấy sự trùng hợp 1 cách kì lạ của đường nền trong 3 phép đo (hình 3).
Vậy nên:
Điều thứ nhất muốn trao đổi là có cao nhân nào chỉ giáo giúp lí do có thể dẫn tới kết quả này
Thứ hai là điều tôi hết sức băn khoăn, nếu giả sử đây là kết quả từ vài bài báo khác nhau chứ không phải do tôi làm cho vui, thì chắc hơi căng rồi đây.
Statistics:
Likes: 26, Shares: 1, Comments: 30
Like Reactions: 26, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0