Anonymous participant – 2024-05-13 01:15:35
“Kết quả điều tra cho thấy bài báo này nằm trong một nhóm bài có một số điều đáng lo ngại, bao gồm **quy trình bình duyệt bị lũng đoạn**; do trích dẫn các tài liệu tham khảo không phù hợp hoặc không liên quan; chứa nhiều cụm từ không chuẩn hoặc không nằm trong phạm vi của tạp chí.”
“Một giáo sư hiện là thành viên Hội đồng khoa học Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (Nafosted), cho biết với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và công bố quốc tế, rất khó có khả năng một bài báo khoa học đăng gần 3 năm mà nhà khoa học mới biết mình có tên trong nhóm và xin xóa tên. Bởi một bài báo từ khi nộp đến khi xuất bản, các tạp chí ít nhất một lần gửi thông báo bằng email thông báo tất cả thành viên nhóm dựa trên thông tin người đứng đầu bài báo cung cấp. Email này gửi trước khi bài báo xuất bản để xác nhận thông tin các thành viên lần cuối. Người đứng đầu tác giả bài báo sẽ xác nhận với nhà xuất bản được sự đồng ý của các thành viên, chịu trách nhiệm về việc này.”
“Một tiến sĩ nghiên cứu khoa học cơ bản về hóa trường đại học tại TP HCM cũng nhìn nhận, Environmental Science and Pollution Research là một tạp chí chuyên về môi trường ở thứ hạng khá tốt thuộc danh mục Q1/Q2. Ông cho biết khi đăng bài báo khoa học, nhà xuất bản sẽ gửi email thông báo đến tất cả thành viên trong nhóm. Trường hợp không tham gia, thành viên có thể yêu cầu tạp chí gỡ tên ra. Tuy nhiên, theo ông, việc này rất khó xảy ra vì người đứng tên đầu trong danh sách sẽ thông báo cho các thành viên, đồng ý đứng tên. Vì khi bài báo đăng, thông tin các thành viên có cả họ tên, đơn vị công tác từng người. “Khi đưa tên một người vào danh sách nghiên cứu phải có lý do”, vị tiến sĩ nói.”
Shared link: https://vnexpress.net/tac-gia-co-ten-trong-bai-bao-cong-bo-quoc-te-duoc-duyet-the-nao-4744791.html
Statistics:
Likes: 65, Shares: 3, Comments: 1
Like Reactions: 49, Haha Reactions: 13, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0