Alméry Jacqueline – 2024-03-29 23:12:39
**Sự nguy hiểm của khoa học nhanh**
Nhiều người nghĩ rằng để giải quyết các vấn đề của thế giới, khoa học cần tiến nhanh hơn và tạo ra nhiều đột phá hơn. Nhưng sẽ ra sao nếu thứ bị phá vỡ lại chính là khoa học hoặc niềm tin của công chúng?
Chủ tịch hai đại học hàng đầu thế giới vừa phải từ chức vì các vấn đề với nghiên cứu của họ. Đầu tiên là Marc Tessier-Lavigne, chủ tịch Đại học Stanford từ chức sau khi kết quả điều tra của Stanford cho thấy nghiên cứu của ông này không đảm bảo nghiêm ngặt, nhiều dữ liệu bị thao túng và vài bài báo đã bị các tạp chí gỡ bỏ. Chủ tịch Đại học Harvard Claudine Gay cũng phải từ chức vì cáo buộc đạo văn. Bà này đã phải yêu cầu các tạp chí sửa nhiều bài báo.
Trước đó, Frances Arnold, giáo sư Viện Công nghệ California đoạt giải Nobel Hóa học 2018 cũng tự nguyện rút một bài báo vì kết quả không thể lặp lại.
Gần đây hơn, Gregg Semenza, giáo sư Đại học Johns Hopkins đoạt giải Nobel Y Sinh năm 2019 bị gỡ bỏ bài báo thứ 10 do các vấn đề về dữ liệu và hình ảnh. Trước đó không lâu, 4 bài báo của Semenza trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) đồng loạt bị retracted. Semenza còn nhiều bài báo phải chỉnh sửa hoặc bị các tạp chí bày tỏ quan ngại. Hàng chục nghiên cứu khác của ông này bị đặt nghi vấn trên PubPeer.
PNAS cũng vừa gỡ bỏ một bài báo của Thomas Südhof, giáo sư Đại học Stanford đoạt giải Nobel Y Sinh 2013 vì những nghi vấn về dữ liệu trình bày trong bài báo.
Những trường hợp này đặt ra câu hỏi rằng có phải những nhà nghiên cứu tại các đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, Caltech đang phải chạy đua đăng bài thay vì dành thời gian để làm tốt và làm đúng công việc của họ?
Rất nhiều bằng chứng cho thấy các nhà khoa học đang công bố kết quả nghiên cứu nhanh hơn nhiều so với trước đây. Hiện nay, trên 7 triệu bài báo được xuất bản mỗi năm, so với con số dưới 1 triệu vào những năm 1980. Một số người cứ 5 ngày lại đăng một bài báo.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng bài báo là do có nhiều người làm nghiên cứu hơn và hợp tác rộng rãi hơn. Nhưng những con số này cũng cho thấy giới nghiên cứu đang coi trọng số lượng hơn chất lượng.
Các nhà nghiên cứu cần chậm lại – chứ không phải nhanh hơn – nếu chúng ta muốn tạo ra tri thức mới đáng tin cậy.
Shared link: https://doi.org/10.1080/10106049.2020.1870164
Statistics:
Likes: 352, Shares: 40, Comments: 15
Like Reactions: 294, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 51, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0