Anonymous participant – 2024-02-01 23:00:33
Cần trung thực và lòng tự trọng để không đạo văn. Nếu bị phát hiện đạo văn, phải có liêm sỉ để nhận trách nhiệm và chấp nhận bị xử lý.
“Ở các nước văn minh, ngay từ nhỏ học sinh được dạy phải trung thực khi viết bài, không lấy ý tưởng hoặc sao chép thông tin của người khác, vì họ thực sự tôn trọng giá trị sáng tạo và quy định của pháp luật cho việc “vay mượn/đạo” sản phẩm trí tuệ của người khác.
Ngày 2/1/2024, bà Claudine Gay, Chủ tịch Đại học Harvard gửi thư ngỏ đến cộng đồng Harvard, Mỹ để thông báo quyết định từ chức. Trước đó, báo Washington Free Beacon dẫn ra 40 cáo buộc trong các tác phẩm học thuật của bà mà khi trích dẫn hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu, ý tưởng của các nhà khoa học khác không ghi chú nguồn. Chẳng hạn, trong bài viết vào năm 2001, bà đã lấy nguyên văn gần một nửa trang tài liệu của Giáo sư David Canon, Đại học Wisconsin, Mỹ. Theo quy định nghiêm ngặt của Harvard, khi trích dẫn bất kỳ ý tưởng hoặc đoạn văn của người khác trong bài viết mà không ghi rõ nguồn là đạo văn và nếu là sinh viên kỷ luật nặng nhất có thể là đuổi học.
Năm 2023, Giáo sư Marc Tessier Lavigne, Chủ tịch Đại học Stanford, Mỹ đã phải từ chức vì đạo văn và gian dối. Tháng 7, Đại học Stanford công bố kết quả điều tra với 12 nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí danh tiếng Nature, Science, Cell, EMBO Journal dưới tên ông, có 5 nghiên cứu vi phạm nghiêm trọng dữ liệu, gồm 3 nghiên cứu buộc phải thu hồi và 2 nghiên cứu phải sửa sai. Điều tra phát hiện một số hình ảnh trong các nghiên cứu bị “trùng lặp” hoặc bị “chỉnh sửa”. Hội đồng đánh giá sai phạm lưu ý rằng “nhiều thành viên trong phòng thí nghiệm của Giáo sư Tessier Lavigne dường như đã thao túng dữ liệu nghiên cứu và không tuân theo các quy trình thực hành khoa học chuẩn trong nhiều năm”. Giáo sư Tessier Lavigne tuyên bố: “Dù không biết những sai trái này nhưng tôi muốn nói rõ tôi chịu trách nhiệm về công việc trong phòng thí nghiệm của tôi”.
Ở Việt Nam, từ mấy chục năm nay, đạo văn thành vấn nạn, từ công trình nghiên cứu khoa học đến luận án tiến sĩ, thạc sĩ, viết sách. Phục vụ cho việc đạo văn còn có “chợ luận văn” với đủ loại “hàng” “thượng vàng hạ cám” tùy theo giá tiền phù hợp với mức yêu cầu của “khách”. “Hàng” có thể trọn vẹn hoặc là dữ liệu, việc còn lại của người “mua” là cắt dán, chắp nối làm thành “công trình” nghiên cứu của mình. Thật là xấu hổ khi chuyện gian lận khoa bảng không cần lén lút mà công khai đến mức quảng cáo để có nhiều “khách hàng”: “Chào mừng đến với dịch vụ viết thuê luận văn. Chúng tôi chuyên nhận làm báo cáo thực tập, viết tiểu luận, luận văn bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên toàn quốc”.
Nguyên nhân bất biến là có quá nhiều người năng lực chuyên môn yếu kém, lười biếng, nhưng khát khao danh vị và không tự nghiên cứu được nên họ phải thuê, phải đạo văn để “bảo vệ thành công”. Số người tiến thân bằng gian lận khoa bảng không nhỏ và dù Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền tác giả, Luật Báo chí…, nhưng ít người chấp hành, cơ quan chức năng cũng bất cập khi xử lý khiến nạn đạo văn lan tràn nhưng chỉ hiếm hoi vài người bị phanh phui, mất chức.
Trong khi ở nhiều quốc gia, nếu bị phát hiện đạo văn, cánh cửa sự nghiệp coi như vĩnh viễn đóng chặt.”
Shared link: https://baophapluat.vn/ton-trong-gia-tri-tri-tue-trong-hoc-thuat-la-gop-phan-thuong-ton-phap-luat-post502989.html
Statistics:
Likes: 53, Shares: 4, Comments: 4
Like Reactions: 49, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 3, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0