Duong Tu – 2024-01-24 02:50:59
Hôm qua, tôi đã giới thiệu phần tóm tắt phóng sự điều tra rất công phu của tờ Science vạch trần chiêu trò của các công xưởng bán bài và công ty làm dịch vụ đăng bài thông đồng và hối lộ thành viên ban biên tập nhiều tạp chí hàng ngàn Mỹ kim để tiếp tay cho họ công bố những bài báo rác.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi làm rõ hơn mối quan hệ giữa các bên – bao gồm (i) tác giả có nhu cầu đăng bài, (ii) công xưởng bán bài, (iii) biên tập viên nhận hối lộ, và (iv) nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận – trong vòng xoáy công bố và kiếm tiền của những kẻ gian lận và tham lam.
Giống như nhiều quốc gia khác có nền khoa học đang phát triển, chính sách đề cao công bố quốc tế những năm gần đây đã biến Việt Nam thành một thị trường mua bán công trình khoa học sôi động và béo bở. Có ít nhất hơn chục cái tên cụ thể bị nghi mua bán bài đã được nhắc đến trên báo chí – như phần nổi của tảng băng – đó là:
1. Đầu nậu Đinh Trần Ngọc Huy chuyên làm dịch vụ đăng bài, cùng 4 đồng tác giả trong những bài báo đã bị các tạp chí gỡ bỏ (các đồng tác giả khẳng định không liên quan đến bài báo bị gỡ):
* PGS. TS. Phạm Văn Tuấn, Phó trưởng khoa marketing, Trường ĐH Kinh tế quốc dân
* TS. Nguyễn Đình Trung, Trưởng phòng quản trị thiết bị, Trường ĐH Kinh tế quốc dân
* TS. Lê Kiên, Trường ĐH Mở TP.HCM
* Hoàng Văn Thức, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông, ĐH Thái Nguyên
2. Bảy tác giả Việt Nam bị nghi mua bài từ công xưởng Nga
* PGS. TS. BS. Trương Đình Cẩm, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175
* TS. Phó Kim Hưng, Giảng viên Khoa Toán – Thống Kê, Trường ĐH Tôn Đức Thắng
* ThS. Bùi Anh Tuấn, Bộ môn Sư phạm Toán, Trường ĐH Cần Thơ
* PGS. TS. Nguyễn Đăng Quang, Khoa Vận tải – Kinh tế, Trường ĐH Giao thông vận tải
* ThS. Nguyễn Văn Khoa, Khoa Vận tải – Kinh tế, Trường ĐH Giao thông vận tải
* ThS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực II
* ThS. Phan Thị Nhuần, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Vinh
3. PGS. TS. Phạm Quang Huy, Phó Trưởng Ban Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
4. TS. Lê Hoàng Ngọc Quỳnh, Khoa Dược, Trường ĐH Duy Tân
Trong khi nhiều nước khác (như Peru hay Thái Lan mà chúng tôi tạm dẫn trong bài viết dưới đây) đều đã có những động thái cứng rắn và hành động cương quyết xử lý tình trạng mua bán bài báo nói riêng và gian lận học thuật nói chung, thì từ trước đến nay, tất cả các trường hợp bị nghi mua bán bài hoặc vi phạm liêm chính khoa học ở Việt Nam đều được “xử êm” hoặc thậm chí lờ đi.
Gần như chưa có cuộc điều tra nào từ các cơ quan chức năng đối với những cá nhân bị cáo buộc gian lận, mà một trong nhiều nguyên nhân là Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách về liêm chính khoa học ở phạm vi quốc gia để thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo liêm học thuật học tại các đơn vị nghiên cứu, hạn chế các đơn vị bao che cho người của mình.
Xin nhắc lại một lần nữa, rằng những trường hợp nghi mua bài đã được phát hiện ở Việt Nam mới chỉ là phần nổi, đúng hơn là phần chóp rất nhọn của tảng băng mà thôi.
Shared link: https://thanhnien.vn/chong-gian-lan-hoc-thuat-can-su-quyet-tam-o-tam-vi-mo-185240123203537649.htm
Statistics:
Likes: 244, Shares: 24, Comments: 21
Like Reactions: 226, Haha Reactions: 3, Wow Reactions: 5, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 4, Angry Reactions: 1