Long Tran-Thanh – 2023-11-24 11:40:18
A very informative post from Hiệp Phạm** **on the evaluation process of HDGSNN for the promotion cases. I think it’s worth discussing + especially the 4 suggestions at the end of the post.
I strongly recommend to have a cultural discussion here. You don’t have to agree with all the points (e.g., personally I don’t agree with point 3 from the list – as in the end you need to be transparent), but you might still want to appreciate the other points.
So please respect the others and refrain from personal attacks during the discussion.
*******
MỘT SỐ HIỂU NHẦM HOẶC CỐ TÌNH HIỂU NHẦM VỀ QUY CÁCH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ VÀ RỘNG HƠN LÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC TẠI VIỆT NAM
Qua nhiều cuộc tranh luận và cả đấu tố tại 1 số diễn đàn khoa học, mạng xã hội, báo chí tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, đặc biệt trước và trong mùa bổ nhiệm GS, PGS năm nay (vừa kết thúc tuần trước), tôi thấy đã có rất nhiều hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu nhầm về quy cách làm việc của Hội đồng Giáo sư cũng như rộng hơn là cách đánh giá khoa học tại Việt Nam hiện nay.
Xin tổng kết 1 số hiểu nhầm chủ yếu:
1. **Cách đánh giá hiện nay chỉ chú trong công bố quốc tế ISI, Scopus** => Sự thực là bài báo quốc tế ISI, Scopus chỉ là 1 trong nhiều tiêu chí đánh giá GS, PGS (và rộng hơn là đánh giá học thuật – để ngắn gọn thì tôi sẽ bỏ bớt cái “và rộng hơn…” này ở đoạn sau). Các tiêu chí khác còn bao gồm: các loại hình xuất bản khác (bài báo trong nước, sách, hội thảo, giảng dạy, phục vụ cộng đồng ….). Bên cạnh đó ISI, Scopus cũng chỉ là các index quan trọng và phổ biến nhất, từng Hội đồng ngành cũng sẽ có thêm các danh sách tạp chí quốc tế được công nhận khác.
2. **Cách đánh giá hiện nay chủ yếu theo kiểu “đếm bài cho đủ”, không quan tâm đến chất lượng.** => Sự thật là quy định về đếm bài quốc tế thì chỉ là con số tối thiểu (3 với PGS, 5 với GS). Còn sau đó các thành viên Hội đồng còn đánh giá chất lượng và chấm điểm từng bài 1, rồi còn bỏ phiếu tín nhiệm tới từng ứng viên. Đây mới là các khâu quyết định 1 ứng viên có được đạt tiêu chuẩn GS, PGS hay không?
3. **Ứng viên phải khai đầy đủ số công trình, công bố của mình, không được thiếu, thiếu là “sai gian, sai man”.** => Sự thực là chả có quy định nào. Đọc kỹ Hướng dẫn quy định GS, PGS thì ứng viên chỉ phải khai các công trình tiêu biểu, ứng với “các hướng nghiên cứu chính”. Tất nhiên, ứng viên nào hồ sơ mỏng thì sẽ có xu hướng khai hết; còn ứng viên nào thành tích nhiều thì họ khai nhiều, ít là quyền của họ. Hơn nữa, Hội đồng họp qua 3 vòng và tại mỗi vòng ứng viên sẽ phải trình bày, giải trình với Hội đồng. Nếu hồ sơ có khúc mắc gì thì chắc chắn sẽ được yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa để gửi tiếp lên Hội đồng cấp cao hơn.
Những hiểu nhầm kể trên 1 phần do nhiều người thiếu thông tin nhưng nhiệt tình thích nói, nhưng nhiều người lại là do định kiến và cứ cố tình nói lung tung, không chịu tìm hiểu, lại có những người tìm hiểu rồi nhưng lại cứ thích nói sai đi, năm này qua năm khác, làm xã hội nhìn nhận vào hệ thống học thuật ở Việt Nam ngày càng méo mó, không đúng bản chất.
Quy chế đánh giá GS, PGS nói riêng và đánh giá học thuật nói chung ở Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, và bản thân các quy chế này cũng thay đổi, cải tiến qua thời gian. Cá nhân tôi thì nhận thấy có 1 số điểm rõ ràng như:
(i) **Barem chấm điểm bài báo hiện nay quá cứng**, dẫn đến việc 1 bài báo top quốc tế (cớ Nature Science) có khi maximum cũng chỉ 3 điểm, chỉ gấp 3 lần bài báo trong nước có điểm cao nhất (1 đ). Chưa kể 3đ đó còn có thể bị chia cho đầu tác giả
(ii) **Quy chế quá cứng**, ít có chỗ cho những ca đặc biệt xuất sắc và 1 khía cạnh nào đó (mà có thể thiếu 1 vài tiêu chí khác) được để có thể bổ nhiệm.
(iii) **Quy chế hiện tại mới tập trung đánh giá đầu vào**, chứ việc theo dõi tiếp tục đánh giá sau khi đã được bổ nhiệm và tái bổ nhiệm vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến hiện tượng nhiều người sau khi được bổ nhiệm thì có khi lại dừng lại, hoặc giảm cường độ nghiên cứu, trong khi đáng ra phải là ngược lại.
(iv) **Quy chế hiện tại không hiểu sao cứ bắt công khai hồ sơ quá mức**, đến từng chi tiết, thậm chí cả địa chỉ nhà, số điện thoại ứng viên trong suốt quá trình đánh giá (từ HĐ cơ sở đến HĐ Nhà nước). Nhìn 1 cách công bằng, quy trình bổ nhiêm GS, PGS cũng giống quy trình tuyển chọn vị trí nhân sự cấp cao chuyên môn trong tổ chức bất kỳ. Tôi chưa thấy ở nơi nào lại công khai tất tần tật như vậy (thường người ta chỉ công khai hồ sơ người đỗ, người trượt sẽ không ai biết). Quy định này vô hình chung mở cửa cho sự soi mói, đấu tố rất lố bịch và vớ vẩn như chúng ta vẫn thấy trong những năm qua. Quan điểm của tôi là chỉ nên công khai danh sách và hồ sơ chuyên môn (không phải cá nhân) của người đỗ trong 1 thời gian trước khi có bổ nhiệm chính thức. Trong thời gian đó, ai muốn có ý kiến gì thì ý kiến. Tôi biết có người ko apply vì họ không chấp nhận chuyện công khai hồ sơ cá nhân của họ để cho cả làng vào nhòm như quy định hiện nay.
…. Tôi tạm liệt kê 4 điểm trên. Các điểm trên tôi cũng đã đều nói với những người có trách nhiệm, mỗi khi tôi có dịp gặp. Khi nào có time sẽ liệt kê tiếp, góp ý tiếp
Statistics:
Likes: 45, Shares: 1, Comments: 9
Like Reactions: 38, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0