Quan-Vinh Nguyen – 2023-11-12 23:30:02
Với hơn 80000 thành viên, trang “ Liêm Chính Khoa Học” đã chỉ vào một vết thương của làng khoa học VN, với nhiều thành viên luôn và thường nhức nhối với những tin tức không vui hàng tuần.
Vừa qua, là tranh luận về tính liêm chính của một giáo sư, đã viết bài báo cho hai đại học thiếu truyền thống nghiên cứu và giảng dạy để công bố quốc tế. Như thông lệ, có hai khuynh hướng trái chiều. Mặc dù bên bênh vực yếu hơn, nhưng bên đặt vấn đề, dù chiếm đa số, không thể thuyết phục.
Mặc dù những cuộc tranh luận gay gắt hơn ở VN, có lẽ vì vấn đề liêm chính trong một xã hội bất ổn toàn diện, phổ biến và cấp bách hơn. Vấn đề này đã được các quốc gia tiên tiến quan tâm từ nhiều thập niên.
Những nguyên tắc liêm chính khoa học đã được phổ biến trên toàn các quốc gia này.
Chỉ cần gõ google “ scientific integrity” là có hàng ngàn bài viết có giá trị
Hiện tại chưa có một định nghĩa phổ quát có tính cưỡng bức về liêm chính khoa học. Tuy nhiên, có nhiều nguyên tắc có đồng thuận lớn trong cộng đồng khoa học thế giới.
Đơn cử là định nghĩa sau đây của “Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ ( USDA)
“Scientific integrity is the condition resulting from adherence to professional values and practices when conducting, reporting, and applying the results of scientific activities that ensures objectivity, clarity, and reproducibility, and that provides insulation from bias, fabrication, falsification, plagiarism, inappropriate influence, political interference, censorship, and inadequate procedural and information security”
Những nguyên tắc này, đa số hướng đến nhà nghiên cứu. Trách nhiệm chủ yếu của các cơ quan hàn lâm là kiểm soát sự liêm chính của các nhà nghiên cứu.
Tiêu chí về liêm chính cho cá nhân nhà nghiên cứu rất rành mạch và cụ thể.
Các bạn có thể tham khảo ở đây, nhất là những bạn trẻ sẽ du học và hội nhập vào những xã hội tiền phong, trách lằn xe đổ của các tiền bối trong nước.
https://link.springer.com/article/10.1007/s11948-019-00094-3
https://www.snf.ch/media/en/LIogiKBPPwpCrszc/Kodex-wissenschaftliche-Integritaet-en.pdf
Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lí và xã hội của các cơ quan hàn lâm, và các tiêu chí, hầu như không đước đề cập tới, có lẽ vì theo truyền thống, chúng được trọng thị là thánh địa của liêm chính xã hội, đền thờ của “ chân, thiện, mỹ”.
Một nhà nghiên cứu thiếu liêm chính sẽ bị loại trừ bởi cơ quan hàn lâm. Chuyện gì sẽ xảy ra, khi một cơ quan hàn lâm vi phạm. Điều này, không thấy được đề cập tới trong các bài tổng quan.
Để trả lời cụ thể, có lẽ phải tham khảo luật đại học ở các quốc gia. Ở VN, có lẽ phải hỏi bộ Y tế và Giáo Dục.
Nếu chưa có điều lệ rõ ràng, cũng là cơ hội tốt để mang ra bàn thảo ở Quốc Hội.
Theo thiển ý, những tiêu chí dành cho cá nhân nhà nghiên cứu, phải là những tiêu chí tối thiểu cho các cơ quan hàn lâm.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất phải là trách nhiệm đối với xã hội và quốc gia.
Một người thiếu liêm chính, phải loại trừ để bảo danh tiếng của một cơ quan. Một cơ quan thiếu liêm chính phải bị chế tài đề bảo vệ danh tiếng của một bộ ngành. Một bộ ngành mất danh tiếng, phải được cải cách để bảo vệ danh tiếng quốc gia.
Shared link: https://link.springer.com/article/10.1007/s11948-019-00094-3
Statistics:
Likes: 40, Shares: 3, Comments: 4
Like Reactions: 37, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0