Anonymous participant – 2023-11-11 00:24:18
Vung tiền mua bài quá tay, thăng hạng ảo cao đến mức lố bịch.
“Giai đoạn 2019 – 2021, Trường Đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng có 70% số công trình công bố khoa học (KH) quốc tế là từ các thành viên hợp tác kiêm nhiệm bên ngoài trường, một số trường ĐH khác cũng áp dụng “chiêu” này. Những công bố “hợp tác” kiểu ấy khó thể nâng cao chất lượng của trường, vì nó giống như việc dùng “thuốc kích thích” (doping) trong thể thao, việc ghi sai địa chỉ trong bài báo khoa học (BBKH) chẳng khác gì việc ngụy tạo số liệu, đạo văn, làm giảm lòng tin đối với KH…”
“Theo Bộ Khoa học – Công nghệ (KHCN), công bố ISI của Việt Nam năm 2019 ước tính khoảng 7.705 bài, nhưng riêng công bố của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chiếm gần 28% của cả nước (2.134 bài). Con số đó làm các nhà nghiên cứu (NC) kinh ngạc, vì giai đoạn 2008 – 2012 số công bố quốc tế trên Tạp chí danh mục ISI của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chỉ dăm bảy bài/năm. Dư luận rộ lên thông tin trường này “mua” BBKH và ngay trong năm 2022, ĐH Tôn Đức Thắng chỉ còn 455 BBKH công bố quốc tế, bằng 1/6 năm 2020 (số liệu của Bộ KHCN)!”
“Trước những lùm xùm đó, tháng 8/2022 trả lời báo chí, ông Vũ Anh Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng – cho biết, tháng 5/2022 đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về hoạt động KHCN của Trường ĐH Tôn Đức Thắng giai đoạn 2019 – 2021 cho thấy, 70% số công trình công bố của trường là từ các thành viên hợp tác kiêm nhiệm bên ngoài trường, không làm việc cơ hữu tại trường.“
“Thực tế, nhờ số lượng BBKH được công bố quốc tế trong các năm từ 2015 đến 2021, mà chủ yếu do các NC viên kiêm nhiệm, không có những hoạt động NC gắn với trường được công bố (trong đó có nhiều công trình đứng tên PGS-TS Đinh Công Hướng), đã góp phần đưa trường này xếp thứ 6 thế giới về ngành Toán, cao hơn cả Cambridge, Oxford, MIT, UC Berkeley.”
“Không chỉ ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân “mua” hay “hợp tác” với các nhà NC đứng tên trường mình để công bố các BBKH, hoặc “cậy đăng” để trả tiền, các trường khác như ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương), ĐH Hồng Đức… đều ít nhiều xảy ra hoạt động này và thực tế nó không thể nâng cao chất lượng của các trường ĐH ấy.
Đó là thực tế xót xa về chất lượng của các trường có hoạt động này, bởi việc “mua” hay “hợp tác” công bố các BBKH quốc tế không thể làm cho các trường trên nâng cao chất lượng. Lấy ví dụ như ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023 của 30 ngành chỉ lấy 14 điểm, 6 ngành lấy 14,5 điểm. Đây là mức điểm chuẩn thấp nhất cả mùa tuyển sinh năm 2023.”
Shared link: https://congan.com.vn/doi-song/liem-chinh-khoa-hoc-nhin-tu-cac-truong-dai-hoc-thang-hang-ao_155126.html
Statistics:
Likes: 189, Shares: 10, Comments: 51
Like Reactions: 154, Haha Reactions: 27, Wow Reactions: 4, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0