Bằng Nguyễn – 2023-11-05 07:08:53
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU, LÀM THÊM hoặc HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THEO ĐẶT HÀNG – Mua bán hay Nghiên cứu thật sự? Làm sao để phân biệt?
Sau bài post của mình và bài tổng hợp của admin, thì mình tin rằng vấn đề để tên affiliation như thế nào thì đúng với hợp đồng, luật và liêm chính. Chúng ta cần thảo luận tiếp về HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU – như thế nào là nghiên cứu thật sự, như thế nào là mua bán?
Dưới đây là ý kiến của tôi sau khi tham khảo vài tư liệu . Về phía nhà nghiên cứu, họ luôn tìm kiếm những nhà tài trợ, những người đồng ý trả tiền để có thể tiến hành các nghiên cứu.
1. Với những ngành đòi hỏi máy móc, vật tư, thiết bị, … đòi hỏi người nghiên cứu phải on-site, thì vấn đề phân biệt khá dễ dàng. Vì hợp đồng nghiên cứu phải đi kèm với rất nhiều thứ. Và sản phẩm là data, là kết quả, thậm chí sản phẩm chứ không phải là bài báo. Dễ dàng nhận thấy một hợp đồng nghiên cứu những mảng như vậy, nhưng chỉ đòi hỏi kết quả là bài báo, và không quan tâm nhà nghiên cứu đó thực hiện nghiên cứu ở đâu? Thực hiện như thế nào, quá trình nghiên cứu có vi phạm gì không? có an toàn không? Thì hợp đồng đó đơn thuần là mua bán bài báo.
1. Nhưng với một số ngành như toán, khoa học tính toán, lý thuyết điều khiển … thì nhà nghiên cứu chỉ cần một máy tính cá nhân và tiền lương trang trải cuộc sống để họ tập trung vào nghiên cứu. Và sản phẩm chỉ là bài báo. (Giải một bài toán và công bố nó). Thì không dễ để phân biệt.
Thảo luận về vấn đề này mình muốn dẫn link mà admin đã đề cập
https://publicationethics.org/case/institutions-paying-authors-be-named-papers
Từ những nội dung này mình trích ra lời khuyên được trang web https://publicationethics.org/ (liêm chính công bố) đưa ra như sau:
1. Nếu hợp đồng/thỏa thuận nghiên cứu được ký kết vào thời điểm nghiên cứu đang hoặc chưa tiến hành, thì hợp với liêm chính. Vì có thể hiểu là họ đang tài trợ cho nghiên cứu.
1. Nếu hợp đồng/thỏa thuận nghiên cứu được ký kết vào thời điểm nghiên cứu đã được thực hiện xong và tác giả chuẩn bị submit bài báo. Thì không đúng với liêm chính. Vì lúc này tác giả bài báo và đơn vị đó rõ ràng thực hiện hành vi mua bán bài báo chứ ko phải tài trợ cho nghiên cứu.
Về phía trường/viện họ vi phạm liêm chính khi họ đang cố gắng mua bài báo và không quan tâm đến nghiên cứu thay vì tài trợ cho nghiên cứu với sản phẩm là bài báo. Ranh giới này rất mong manh và không thể phân biệt rõ. Như thầy Trương Nguyện Thành có đưa ra ví dụ về cô hoa hậu làm từ thiện. Cô ta làm từ thiện vì danh tiếng ảo hay vì tấm lòng lương thiện của cô ta thì chỉ có mình cô ta biết.
Về phía nhà nghiên cứu, nếu nhà nghiên cứu nhận tài trợ để nghiên cứu, và kiêu gọi trường/viện đầu tư cho nghiên cứu của mình, thì không vi phạm liêm chính. Nhưng nếu nhà nghiên cứu viết xong bài báo rồi và cố gắng mời chào để bán affiliation trên bài báo đó thì vi phạm liêm chính.
Hy vọng admin, các anh chị và các bạn bổ sung thêm thông tin đa chiều để mọi người cùng hiểu nhiều hơn và đúng hơn.
Đấu tranh cho LIÊM CHÍNH KHOA HỌC là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta ĐÁNH BẸP CÁC NHÀ KHOA HỌC đang chật vật giữ đam mê nghiên cứu của mình trong cuộc sống đầy khó khăn. Chúng ta đánh đẹp luôn nền nghiên cứu khoa học còn rất nhiều vấn đề của Việt Nam, thì thật là TỆ.
Về quan điểm của tôi,
1. Tôi khuyến khích các đại học TDT, TDM, DT hay bất kỳ đại học nào khác tiếp tục ký kết các hợp đồng (một cách hợp pháp và không có mâu thuẫn lợi ích) với các nhà nghiên cứu để tài trợ cho các nghiên cứu của họ.
1. Chuyện các trường đại học đầu tư vào số lượng bài báo để tăng ranking ở các bảng xếp hạng không vi phạm liêm chính khoa học. Ranking là một game, rất nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới họ chơi game này với nhiều hình thức khác nhau (có những hình thức vi phạm luật/ethics như giả mạo số liệu, ….) để tăng ranking,. (Lưu ý: nhưng chuyện mua bài báo thì vi phạm LIÊM CHÍNH nhé, cần phân biệt rạch ròi.)
1. Các nhà nghiên cứu nên làm việc đúng theo hợp đồng, commitment với cơ quan chủ quản của mình, khi tiến hành các hợp đồng nghiên cứu cho bên thứ 3. Cố gắng kiêu gọi tài trợ (hay các bạn gọi là “bán”) cho nghiên cứu của mình, chứ không phải cho bài báo đã hoàn thành.
Bất cứ nghiên cứu nào cũng cần sự đầu tư, không như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Úc, những nước có quỹ nghiên cứu rất lớn. Ở VN chúng ta không có nhiều quỹ nghiên cứu, các nhà khoa học lĩnh vực cơ bản như toán (không làm chuyên môn ở ngoài được) rất khó kiêu gọi được tài trợ cho nghiên cứu của mình. Thì có những trường đồng ý đầu tư là một tín hiệu vui (dù mục đích của trường đó chỉ đầu tư nghiên cứu đó chỉ để tăng lượng báo tăng ranking) nếu họ đầu tư vào công trình nghiên cứu.
Shared link: https://publicationethics.org/case/institutions-paying-authors-be-named-papers
Statistics:
Likes: 71, Shares: 1, Comments: 55
Like Reactions: 66, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 4, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0