Minh Dang Doan – 2020-11-02 09:30:22
# **Đi tìm những tạp chí quốc tế nòng cốt của các ứng viên GS/PGS Y, Dược với cỗ máy thời gian**
Ở [bài trước](https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/369398377640334/), chúng tôi đặt vấn đề về một số tạp chí có dấu hiệu săn mồi. Nhờ một số đồng nghiệp hỗ trợ nên chúng tôi có thêm thông tin về các tạp chí này, xin được trình bày trong bài này cùng với vai trò của chúng tới đợt xét ứng viên GS/PGS năm 2020.
Ngược dòng thời gian, cuối tháng 8/2018 Thủ tướng ký ban hành [Quyết định 37/2018/QĐ-TTg](https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-37-2018-QD-TTg-thu-tuc-xet-cong-nhan-dat-tieu-chuan-va-bo-nhiem-giao-su-pho-giao-su-394211.aspx), có yêu cầu mới cho việc xét GS/PGS từ năm 2020:
> “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020: Ứng viên GS, PGS là tác giả chính đã công bố được ít nhất tương ứng 05 và 03 bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.”
Yêu cầu này làm tăng tiêu chuẩn GS/PGS của năm 2020 so với các năm trước (tương ứng là 03 và 02 bài báo quốc tế), nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở Việt Nam tiệm cận chuẩn mực quốc tế. Tiêu chuẩn này trở nên khá cao nên làm cho [số ứng viên giảm dần](https://tuoitre.vn/nhin-lai-quy-trinh-tieu-chuan-xet-giao-su-ky-2-dau-dau-bai-bao-quoc-te-20201029230559599.htm), nhưng một số người đẩy mạnh công bố quốc tế đáng kể trong hai năm 2019-2020 để đủ chuẩn nộp hồ sơ ứng viên GS/PGS năm nay.
Trong thời gian các hội đồng GS cơ sở xét vòng 1, báo chí và cộng đồng khoa học có đợt thảo luận sôi nổi về hiện tượng “mua bán” bài báo khoa học, cho rằng một người thuộc biên chế toàn thời gian ở cơ quan này mà khi đăng báo ghi mỗi địa chỉ cơ quan khác là dấu hiệu vi phạm liêm chính khoa học. Trước khi xét hồ sơ các ứng viên GS/PGS, các hội đồng ngành, liên ngành nhận được [Công văn số 155/HĐGSNN](https://thanhnien.vn/giao-duc/xet-gs-pgs-lam-ro-viec-khi-ung-vien-dang-bai-voi-dia-chi-co-quan-khac-1282508.html) ngày 15/9/2020 của HĐGSNN. Điểm mới quan trọng trong công văn này là các hội đồng ngành cần lưu ý hiện tượng tăng đột biến số bài báo, nếu ứng viên ghi cơ quan trong bài báo khoa học khác với cơ quan chủ quản thì cần phỏng vấn để làm rõ lý do. Chỉ riêng hai yêu cầu mới này đã làm cơ sở để [một số hội đồng GS ngành đánh trượt khá nhiều ứng viên](https://thanhnien.vn/giao-duc/xet-gs-pgs-nam-2020-nhieu-ho-so-ung-vien-khong-duoc-thong-qua-lien-quan-bai-bao-khoa-hoc-1289990.html).
Còn một chi tiết nhỏ trong công văn 155 cũng gây vất vả cho một số ứng viên, là về thời gian:
> “Xem xét các tác giả chính, các thông tin xuất bản (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản), số tạp chí.”
Yêu cầu kiểm tra thông tin xuất bản như “ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản” vốn chẳng có gì khó khăn, vì hầu như tạp chí khoa học nào cũng đều công bố những thời gian ấy trong từng bài báo. Trừ tạp chí dỏm. (Bổ sung theo phản hồi của bạn đọc: một số tạp chí xịn cũng không ghi ngày tháng xử lý bài, như New England Journal of Medicine: https://www.nejm.org/)
## **Đi ngược thời gian với các bài báo**
Như vậy những bài báo nào không ghi rõ thông tin ngày tháng xử lý bài thì có nguy cơ không được tính điểm cho hồ sơ ứng viên. Mà một số ứng viên ngành Y chỉ có rất ít bài báo quốc tế, không được tính điểm vài bài là họ thiếu chuẩn. Muốn đủ điểm bài báo thì phải làm sao thêm được thông tin về ngày tháng nhận bài, đăng bài vào bài báo. Tuy nhiên bài báo đã xuất bản rồi thì ai mà cho sửa nội dung file nữa. Trừ tạp chí dỏm.
Thế là từ 15/9, một cuộc chạy marathon ngược thời gian bắt đầu. Nổi bật nhất trong vụ đưa thông tin ngày tháng vào bài báo cũng là một tạp chí quen thuộc: **Systematic Review of Pharmacy**. Sự thiếu chuyên nghiệp của tạp chí này làm ra các kết quả dở khóc dở cười như sau:
**Ratio of JAG1 and NOTCH2 gene mutation characteristics in children with alagille syndrome at Children’s hospital 1 in Ho Chi Minh city, Vietnam**
Tram Van Ta*, Tuan Anh Nguyen, Truong Viet Nguyen
**SRP. 2019; 10(1): 173-178**
» [Abstract ](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644894)[» PDF](http://www.sysrevpharm.org/index.php?fulltxt=302644894&fulltxtj=196&fulltxtp=196-1574674112.pdf)
Bài này có thông tin ngày tháng xử lý bài trong file PDF là: tác giả gửi bài 12/03/2019, gửi bản sửa lại 28/07/2019, được chấp nhận ngày 19/10/2019. Bài lại được đăng vào số 10(1) là trong vòng tháng 1-6/2019. Bài báo này cầm đèn chạy trước ô tô!
Bất ngờ hơn nữa là bài này, ở cùng số báo:
**Quality of life among Vietnamese patients with chronic hepatitis B: A cross-sectional study based on a self-report survey**
Xuan Minh Ngo, Tram Thi Huyen Nguyen, Truc Thi Thanh Nguyen, Lam Ngoc Giang Doan, Nhan Thanh Ngo, Truong Vu Lam, Thoai Dang Nguyen*
**SRP. 2019; 10(1): 167-172**
» [Abstract ](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644893)[» PDF](http://www.sysrevpharm.org/index.php?fulltxt=302644893&fulltxtj=196&fulltxtp=196-1574673066.pdf)
File PDF ghi ngày tác giả gửi bài là 18/07/2019, gửi bản sửa lại 21/08/2019, được chấp nhận ngày 15/10/2019. Nó cũng xuất hiện online ở số báo trong giai đoạn tháng 1-6/2019. Lẽ nào các tác giả bài báo này biết dùng cỗ máy thời gian để đăng bài trước khi viết ra?! Thật là:
*Sinh con rồi mới sinh cha*
*Đăng xong bài báo thì ta gửi bài*
Trong [số 10(1) năm 2019 của tạp chí Sys Rev Pharm](http://www.sysrevpharm.org/index.php?iid=2019-10-1.000&&jid=196&lng) đó, riêng 2 bài nêu trên là có thông tin ngày tháng nhận – sửa – đăng bài, còn bài của tác giả nước ngoài thì không. Giả thuyết khả dĩ là tạp chí này cho phép sửa (một cách chọn lọc) các file bài báo sau khi đã công bố, để thêm thông tin nhằm cứu vớt chúng trong bảng tính điểm của các hội đồng GS ngành.
Thiết nghĩ cũng nên nói thêm về một bài khác từ Việt Nam ở cùng số đó để thấy tính lôm côm của tạp chí này:
**Situation of hearing loss among children aged 2 to 5 at kindergartens in Hai Duong Province, Vietnam**
Xuong Tuyet Nguyen *, Nguyen Dang Vung, Tran My Huong, Pham The Hien, Le Minh Ky
**SRP. 2019; 10(1): 179-183**
» [Abstract ](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644895)[» PDF](http://www.sysrevpharm.org/index.php?fulltxt=302644895&fulltxtj=196&fulltxtp=196-1574676056.pdf)
Bài này của tác giả chính Nguyễn Tuyết Xương (Hà Nội) không có thông tin ngày tháng xử lý bài, còn hai bài kia của Nguyễn Đăng Thoại (TPHCM) và Tạ Văn Trầm (Tiền Giang) thì có.
Tạp chí Sys Rev Pharm này ngoài sự không thống nhất về cung cấp thông tin ngày tháng xử lý bài, còn toàn dùng mã số DOI ảo. Tất cả những mã số DOI bài báo của tạp chí này khi tra cứu ở trang [https://doi.org/](https://doi.org/) đều không có kết quả.
Đặc biệt, tạp chí Sys Rev Pharm còn có một điểm khuất tất: ít nhất đến ngày 01/09/2020 danh sách ban biên tập của nó còn ghi tên **[VO QUANG TRUNG (PhD., MBA, BSc. Pharm, BSc. Law)](https://web.archive.org/web/20200901140131/http://www.sysrevpharm.org//index.php?sec=eboard)**, mà hiện nay kiểm tra họ đã xóa hẳn tên ông trong danh sách ban biên tập, thậm chí còn kỷ luật(?) cách chức “nguyên biên tập viên” của ông trong phần “Past editor”.
Bản thân TS. Võ Quang Trung có 9 bài trên Sys Rev Pharm: [http://www.sysrevpharm.org/?term=%22Trung+Quang+Vo%22&sarea=](http://www.sysrevpharm.org/?term=%22Trung+Quang+Vo%22&sarea)
Nếu đây là tạp chí đàng hoàng, nó xứng đáng được tôn vinh do sức ảnh hưởng cao đối với khoa học Việt Nam, vì dù là tạp chí ngành Dược, nó nhận đăng nhiều bài cho các ứng viên GS/PGS ngành Y năm 2020, gồm:
* 03 bài cho ứng viên GS là Tạ Văn Trầm và ứng viên PGS Nguyễn Tuyết Xương:
[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644900
](https://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644900)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644894
](https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644894)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644897](https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644897)
* 4 bài cho ứng viên GS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch:
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=117907
](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=117907)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=117913](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=117913)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644893
](http://sysrevpharm.org/?mno=302644893)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644899](http://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644899)
* 1 bài cho ứng viên PGS Châu Văn Trở (ông còn có 2 bài khác ở tạp chí này, nhưng không kịp khai vào hồ sơ ứng viên):
[http://sysrevpharm.org/?mno=83804](http://sysrevpharm.org/?mno=83804)
* 2 bài cho ứng viên GS Lê Minh Kỳ
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644895
](http://sysrevpharm.org/?mno=302644895)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644901](https://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644901)
* 4 bài cho ứng viên Nguyễn Tuyết Xương (trong đó 3 bài cùng Tạ Văn Trầm, 2 bài cùng Lê Minh Kỳ):
[https://www.sysrevpharm.org/?mno=111891
](https://www.sysrevpharm.org/?mno=111891)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644895
](https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644895)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=99806
](https://www.sysrevpharm.org/?mno=99806)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644901](https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644901)
* 2 bài cho ứng viên GS Trần Diệp Tuấn:
[https://www.sysrevpharm.org/?mno=83783
](https://www.sysrevpharm.org/?mno=83783)[https://www.sysrevpharm.org/?mno=83805](https://www.sysrevpharm.org/?mno=83805)
* 1 bài cho ứng viên PGS Phạm Thị Dung:
[https://www.sysrevpharm.org/?mno=83785](https://www.sysrevpharm.org/?mno=83785)
Nếu kể thêm ứng viên cho ngành Dược, thì tạp chí này còn là nơi đăng bài chủ lực cho các ứng viên Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Đăng Thoại, Võ Quang Trung, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ, và đặc biệt là làm đẹp hồ sơ công bố quốc tế cho chủ tịch hội đồng GS ngành Dược, GS. TS. Lê Quan Nghiệm mà chúng tôi [đã đề cập ở bài vinh danh TS. Võ Quang Trung](https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/368430611070444/) .
* 6 bài cho ứng viên GS Nguyễn Đức Tuấn:
[https://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644892](https://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644892) (đứng tên cùng ứng viên PGS Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=83803](http://www.sysrevpharm.org/?mno=83803) (cùng Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644896](http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644896) (cùng chủ tịch hội đồng ngành Dược Lê Quan Nghiệm)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=83540
](http://www.sysrevpharm.org/?mno=83540)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=83801](http://www.sysrevpharm.org/?mno=83801) (cùng Lê Quan Nghiệm)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=83536](http://www.sysrevpharm.org/?mno=83536) (cùng Lê Quan Nghiệm)
* 8 bài cho ứng viên PGS Nguyễn Đăng Thoại:
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=93059](http://www.sysrevpharm.org/?mno=93059) (cùng Lê Quan Nghiệm)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644899
](http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644899)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=93062
](http://www.sysrevpharm.org/?mno=93062)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=93057](http://www.sysrevpharm.org/?mno=93057) (cùng Lê Quan Nghiệm)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644893
](http://www.sysrevpharm.org/?mno=302644893)[http://www.sysrevpharm.org/?mno=117913](http://www.sysrevpharm.org/?mno=117913) (cùng Võ Quang Trung và ứng viên ngành y Châu Văn Trở)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=117907](http://www.sysrevpharm.org/?mno=117907) (cùng Võ Quang Trung và hai ứng viên ngành y Ngô Minh Xuân, Châu Văn Trở)
[http://www.sysrevpharm.org/?mno=93061](http://www.sysrevpharm.org/?mno=93061)
Một tạp chí khác của ngành Dược cũng đăng nhiều bài cho các ứng viên GS/PGS ngành Y là **Archives of Pharmacy Practice**, thành tích như sau:
* Tạ Văn Trầm: 3 bài
[https://archivepp.com/en/article/factors-predicting-severe-dengue-in-children-within-72-hours-of-illness-onset
](https://archivepp.com/en/article/factors-predicting-severe-dengue-in-children-within-72-hours-of-illness-onset)[https://archivepp.com/en/article/evaluating-the-association-of-red-blood-cell-parameters-and-glycemic-control-in-type-2-diabetic-patients-at-tien-giang-general-hospital
](https://archivepp.com/en/article/evaluating-the-association-of-red-blood-cell-parameters-and-glycemic-control-in-type-2-diabetic-patients-at-tien-giang-general-hospital)https://archivepp.com/en/article/characteristics-of-children-with-alagille-syndrome-at-childrens-hospital-no-1-vietnam
* Trần Diệp Tuấn: 3 bài
[https://archivepp.com/en/article/respiratory-distress-associated-with-dengue-hemorrhagic-fever-on-paediatric-patients-learning-from-a-provincial-hospital-in-southern-vietnam](https://archivepp.com/en/article/respiratory-distress-associated-with-dengue-hemorrhagic-fever-on-paediatric-patients-learning-from-a-provincial-hospital-in-southern-vietnam)
https://archivepp.com/en/article/the-role-of-blood-cortisol-levels-in-the-prognosis-for-pediatric-septic-shock
https://archivepp.com/en/article/characteristics-of-children-with-alagille-syndrome-at-childrens-hospital-no-1-vietnam (bài này không ghi trong hồ sơ, đứng tên cùng Tạ Văn Trầm)
* Châu Văn Trở: 2 bài
[https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam
](https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam)[https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam](https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam)
* Phạm Thị Dung: 2 bài
[https://archivepp.com/en/article/prevalence-of-metabolic-syndrome-in-rural-areas-of-vietnam-a-selected-randomized-study
](https://archivepp.com/en/article/prevalence-of-metabolic-syndrome-in-rural-areas-of-vietnam-a-selected-randomized-study)[https://archivepp.com/en/article/the-effectiveness-of-oral-nutritional-supplements-improves-the-micronutrient-deficiency-of-vietnamese-children-with-stunting](https://archivepp.com/en/article/the-effectiveness-of-oral-nutritional-supplements-improves-the-micronutrient-deficiency-of-vietnamese-children-with-stunting)
Ở khoản ghi ngày tháng xử lý bài, tạp chí **Archives of Pharmacy Practice** “ổn định” hơn tạp chí **Systematic Review of Pharmacy** là nó không hề ghi ngày tháng nhận – phản hồi – chấp nhận ở bất cứ đâu.
Tạp chí **Archives of Pharmacy Practice** này cũng có khuất tất tương tự tạp chí **Systematic Review of Pharmacy**: nó cũng từng may mắn có TS. Võ Quang Trung là biên tập viên, nhưng cũng đã xóa tên ông khỏi ban biên tập không để lại dấu vết. Tuy vậy, cỗ máy thời gian nổi tiếng Wayback Machine trên mạng internet đã kịp thời lưu danh TS. Võ Quang Trung trong ban biên tập tạp chí này: [https://web.archive.org/web/20200808032023/https://archivepp.com/en/journal-page/editorial-board](https://web.archive.org/web/20200808032023/https://archivepp.com/en/journal-page/editorial-board)
Bản thân TS. Võ Quang Trung và một ứng viên ngành Dược khác là Nguyễn Đăng Thoại, mỗi người cũng có vài bài trên **Archives of Pharmacy Practice.**
* Võ Quang Trung: 2 bài
[https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam](https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam) (đăng cùng ứng viên ngành Dược Nguyễn Đăng Thoại và ứng viên ngành Y Châu Văn Trở)
[https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam](https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam) (đăng cùng ứng viên ngành Dược Nguyễn Đăng Thoại và ứng viên ngành Y Châu Văn Trở)
* Nguyễn Đăng Thoại: 3 bài
[https://archivepp.com/en/article/determining-the-effect-of-aging-on-the-burden-of-diseases-in-vietnam
](https://archivepp.com/en/article/determining-the-effect-of-aging-on-the-burden-of-diseases-in-vietnam)[https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam
](https://archivepp.com/en/article/trends-in-the-use-of-surgical-antibiotic-prophylaxis-at-a-provincial-hospital-in-vietnam)[https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam](https://archivepp.com/en/article/trends-in-prescribing-antibiotic-therapy-for-hospitalized-patients-with-community-acquired-pneumonia-in-vietnam)
## **Những lỗi sơ đẳng trong công bố khoa học**
Tạp chí thứ ba cũng ở ngành Dược nhưng lại là nơi các ứng viên ngành Y đăng bài báo khoa học, là **International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences (IJRPS)**. Tạp chí này có 3 bài mà hai ứng viên Tạ Văn Trầm và Nguyễn Tuyết Xương đồng tác giả, nó đáng được nêu ra vì có dấu hiệu làm khoa học giả mạo. Dưới đây chúng tôi so sánh 3 bài ở **IJRPS**, cùng 1 bài ở tạp chí **Systematic Review of Pharmacy**, 1 bài ở tạp chí **Archives of Pharmacy Practice**:
1. **Tram Van Ta**, Hai Thanh Tran, Quyen Nguyen Than Ha, **Xuong Tuyet Nguyen**, Vu Kien Tran, Hien The Pham, & Cameron Simmons. (2019). The role of cytokines in the prognosis of children with dengue shock syndrome in vietnam. International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences, 10(3), 2519-2524.
Dịch tựa: **Vai trò của cytokine trong tiên lượng ở trẻ mắc hội chứng sốc sốt xuất huyết dengue tại Việt Nam**
[https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1502](https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1502)
1. **Tram Van Ta**, Hai Thanh Tran, Quyen Nguyen Than Ha, **Xuong Tuyet Nguyen**, Vu Kien Tran, Hien The Pham, & Cameron Simmons. (2019). The role of different serotypes and dengue virus concentration in the prognosis of dengue shock syndrome in children. International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences, 10(3), 2552-2557.
Dịch tựa: **Vai trò của các kiểu huyết thanh và nồng độ vi rút sốt xuất huyết dengue trong tiên lượng hội chứng sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ em**
[https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1509](https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1509)
1. **Tram Van Ta**, Hai Thanh Tran, Quyen Nguyen Than Ha, **Xuong Tuyet Nguyen**, Vu Kien Tran, Hien The Pham, & Cameron Simmons. (2019). The correlation of clinical and subclinical presentations with dengue serotypes and plasma viral load: the case of children with dengue hemorrhagic fever in Vietnam. International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences, 10(3), 2578-2585.
Dịch tựa: **Mối tương quan giữa các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng với kiểu huyết thanh dengue và tải lượng vi rút trong huyết tương: trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết dengue tại Việt Nam**
[https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1513](https://pharmascope.org/ijrps/article/view/1513)
1. **Tram Van Ta**, Hai Thanh Tran, Nam Thanh Nguyen, Quyen Nguyen Than Ha, Cameron Simmons. SRP. 2019; 10(2): 15-21. The correlation between clinical manifestations and cytokine concentrations in Vietnamese children with dengue hemorrhagic fever
Dịch tựa: **Mối tương quan giữa biểu hiện lâm sàng và nồng độ cytokine ở trẻ em Việt Nam mắc sốt xuất huyết dengue
**[https://www.sysrevpharm.org/?mno=302644900](https://www.sysrevpharm.org/index.php?mno=302644900)
1. **Tram Van Ta**, Thanh Cong Huynh, Hai Thanh Tran, Hien The Pham, Cameron Simmons, Tuan Minh Nguyen, Dung Van Do. Arch Pharma Pract 2019; 10(3): 87-91. Factors Predicting Severe Dengue in Children within 72 Hours of Illness Onset.
Dịch tựa: **Các yếu tố dự đoán sốt xuất huyết dengue nặng ở trẻ em trong vòng 72 giờ sau khởi phát bệnh**
[https://archivepp.com/en/article/factors-predicting-severe-dengue-in-children-within-72-hours-of-illness-onset](https://archivepp.com/en/article/factors-predicting-severe-dengue-in-children-within-72-hours-of-illness-onset)
Kỹ thuật [một bài nhân ba](https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/369398377640334/) được sử dụng ở đây. Năm bài này là cùng một chủ đề. Bài số 1 và bài số 4 viết na ná nhau. Bài số 3 và bài số 5 cũng na ná nhau. Các trường hợp này có thể coi như mắc lỗi **tự đạo văn** (self-plagiarism). Giữa bài số 3 và bài số 4 có khác cách trình bày dữ liệu nhưng cũng cùng loại tham số: bảng trong bài số 3 là Table 4: Relationship between Clinical Characteristics and DENV Serotypes (N = 481) trình bày các triệu chứng được ghi nhận gồm Vomiting (Nôn mửa), Abdominal pains (Đau bụng), Mucosal bleeding (Xuất huyết niêm mạc), Bleeding under the skin (Xuất huyết dưới da), Liver enlargement (Phì đại gan) thì chúng được đưa thành từng bảng riêng trong bài số 4, từ Table 2 đến Table 6; có một điểm khác là ở bài số 4 dùng thuật ngữ “Hepatomegaly” thay cho “Liver enlargement” để chỉ “Phì đại gan”. Kỹ thuật sửa chữ cho khác nhưng đồng nghĩa thường được dùng ở các bài này.
Vấn đề lớn hơn ở các bài này, là về dữ liệu. Ba bài báo số 1, 2, và 4 dùng bộ dữ liệu giống nhau một cách ngạc nhiên: **234 bệnh nhân nhi sốt xuất huyết với 219 bệnh nhân không sốc và 15 bệnh nhân có sốc; nhiễm trùng 55 bệnh nhân và tái nhiễm là 179 bệnh nhân; giống cả các con số ngày sốt và loại nhiễm**!
Coi như 3 bài này cùng một bộ dữ liệu, nhưng các bài khai báo thời gian thu thập dữ liệu lại khác nhau:
Bài 1: December 2009 to November 2012
Bài 2: December 2007 to November 2009
Bài 4: 2011 to 2015
Làm thế nào mà 3 bộ số liệu ở 3 thời điểm khác nhau cùng ghi nhận được 234 bệnh nhân và giống nhau hoàn toàn? Nếu xử nặng, có thể xem đây là tội **ngụy tạo số liệu**, nhưng có lẽ việc này xảy ra là do các tác giả chưa hiểu biết kỹ về tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu khoa học nên vô ý mắc lỗi (sẽ là đáng giận hơn nếu ai đó tự bịa ra số liệu khác nhau làm cho khó phát hiện). Mong rằng các nhà nghiên cứu ở Việt Nam sẽ được tiếp cận với các chương trình huấn luyện về nghiên cứu khoa học nhiều hơn, để tránh mắc phải những lỗi này.
Còn giữa bài số 3 và bài số 5 cũng có sự chia sẻ dữ liệu: bài số 3 có bộ dữ liệu thu thập trong thời gian *2009 to 2014* với 481 bệnh nhân, trong khi bài số 5 thì dùng bộ dữ liệu *June 2012 to December 2014* với 283 bệnh nhân. Nội dung của 2 bài này giống nhau. Vậy có thể kết luận về 2 bài này là: cùng phương pháp nghiên cứu, cùng vấn đề, chỉ khác nhau là dataset lớn hơn và nhỏ hơn (subset).
Một tạp chí đàng hoàng liệu có thể chấp nhận publish các bài báo có cùng bộ dữ liệu, cùng phương pháp và dẫn đến kết luận giống nhau, như trường hợp bài số 1 và 2 cùng đăng trên một issue của tạp chí? Một nhà khoa học cẩn trọng liệu có thể từ một bộ số liệu làm các thủ thuật chia nhỏ, khai man dữ liệu để cùng lúc viết một loạt bài cùng chủ đề?
Trên đây là một số ví dụ để thấy ba tạp chí **Systematic Review of Pharmacy (SRP),** **Archives of Pharmacy Practice (APP), International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences (IJRPS)** thuộc nhóm làm ăn bậy bạ, được dùng làm nơi đăng bài tính điểm cho các ứng viên GS/PGS không chỉ ngành Dược mà còn cả ngành Y. Chất lượng của chúng cũng được phản ánh trong các danh mục tạp chí: cả 3 không nằm trong danh mục ISI, SRP năm 2019 được xếp vào Q2 của Scopus (nhưng số bài tăng đột biến năm 2020 dễ khiến nó bị Scopus đánh giá thấp hoặc loại khỏi danh mục năm nay), IJRPS chỉ được xếp Q4 (thấp nhất) của Scopus, APP đã bị loại khỏi Scopus từ năm 2016 nhưng lại nằm trong danh mục ESCI (Emerging Sources Citation Index) – cái danh sách “emerging” với chất lượng phập phù còn kém hơn cả tạp chí Scopus, chứ đừng bảo nó cùng mặt bằng với các tạp chí SCI/SCIE (của danh mục ISI) rồi hy vọng chất lượng khá. Thế nhưng các ứng viên vẫn khai các bài trên APP là bài ISI. Hội đồng Giáo sư Nhà nước cần loại các tạp chí thuộc danh mục ESCI khỏi danh sách tính điểm và tốt hơn cần xây dựng danh sách tạp chí uy tín riêng chứ không nên dựa vào sàng lọc thô sơ của Scopus hay ISI.
Những bài báo quốc tế của các ứng viên GS/PGS ngành Y, Dược sẽ cần tốn nhiều thời gian để phân tích. Những câu chuyện hay gắn với các tạp chí đình đám cho đợt xét GS/PGS này vẫn còn chờ được viết.
Statistics:
Likes: 207, Shares: 42, Comments: 62
Like Reactions: 163, Haha Reactions: 14, Wow Reactions: 21, Love Reactions: 7, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0