Duong Tu – 2023-07-29 03:21:10
Xin giới thiệu bài viết “***[Cải cách xây dựng liêm chính khoa học ở Trung Quốc trong những năm gần đây](http://m.tapchikhxh.vass.gov.vn/tapchi-ojs/cai-cach-xay-dung-liem-chinh-khoa-hoc-o-trung-quoc-trong-nhung-nam-gan-day-176.html)***” của tác giả Nguyễn Anh Chương (Trường Đại học Vinh) vừa công bố trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5 – 2023.
Bài viết tóm tắt những hoạt động xây dựng liêm chính khoa học tại Trung Quốc thời gian qua, có thể là bài học tham khảo rất tốt cho Việt Nam.
Tuy bài viết mới chỉ dừng ở mức độ tóm lược thông tin chứ chưa bao gồm những phân tích chuyên sâu, và đặc biệt không có phần liên hệ với những gì đang diễn ra tại Việt Nam, việc công bố những bài viết như thế này là một tín hiệu tích cực: nó cho thấy có những nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm đến những gì đang diễn ra tại quốc gia láng giềng, nhất là về các chủ đề liên quan đến liêm chính khoa học.
Trong khi liêm chính khoa học vẫn còn là đề tài tương đối mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam thì từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã huy động gần như toàn bộ hệ thống chính trị tham gia xây dựng và thúc đẩy liêm chính trong nghiên cứu khoa học với mục tiêu đưa nước này thành cường quốc khoa học và công nghệ trên thế giới.
Một trong những văn bản quan trọng nhất định hình liêm chính khoa học tại Trung Quốc là thông báo tháng 5/2018 của Tổng Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mang tên “*Một số ý kiến chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc xây dựng liêm chính khoa học*”.
Thông báo này đưa ra các nguyên tắc khái quát cùng những giải pháp và nhiệm vụ cụ thể dành cho các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc nhằm biến liêm chính khoa học thành nền tảng của đổi mới khoa học và công nghệ – đúng như câu mở đầu Thông báo.
Được ban hành đồng thời bởi hai cơ quan quyền lực bên phía Đảng và Chính phủ Trung Quốc, Thông báo “*Một số ý kiến chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc xây dựng liêm chính khoa học*” thể hiện nhận thức và viễn kiến rất đáng khâm phục của lãnh đạo nước này trong việc xây dựng một nền khoa học liêm chính, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc khoa học và công nghệ.
Hiển nhiên, đằng sau Thông báo là đội ngũ chuyên gia tư vấn rất giỏi, không chỉ am hiểu sâu sắc thực trạng, văn hóa khoa học Trung Quốc mà còn cập nhật đầy đủ, kịp thời xu hướng khoa học thế giới.
Từ Thông báo này, các cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức hàng loạt hoạt động đưa liêm chính khoa học trở thành một phần thiết yếu hàng ngày của hoạt động nghiên cứu tại nước này.
Với bối cảnh hiện nay, có thể chúng ta sẽ phải chờ 5, 10 hay 15 năm nữa để nhìn thấy những văn bản tương tự về liêm chính khoa học từ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nghĩa là chúng ta có khả năng sẽ đi sau Trung Quốc một thế hệ trong việc xây dựng nền khoa học liêm chính.
Việc tiếp cận các văn bản liên quan của Trung Quốc cũng như tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm xây dựng liêm chính khoa học ở quốc gia láng giềng này sẽ
* giúp những ai quan tâm có hình dung rõ ràng và đầy đủ hơn về con đường đi và những gì cần/sẽ xảy ra tại Việt Nam trong những năm tới;
* thúc đẩy quá trình thể chế hóa và phổ biến liêm chính khoa học ở nước ta diễn ra nhanh hơn.
Shared link: https://www.nature.com/articles/d41586-018-05359-8
Statistics:
Likes: 261, Shares: 33, Comments: 9
Like Reactions: 235, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 23, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0