Duong Tu – 2020-09-24 02:29:01
Xin giới thiệu bài viết mới nhất của Mario Biagioli vừa công bố cách nay hai tuần lễ trên tạp chí Los Angeles Review of Books với tiêu đề “Gian lận bằng những con số: Các chỉ số trắc lượng khoa học và những hành vi sai trái mới trong giới hàn lâm” (Fraud by Numbers: Metrics and the New Academic Misconduct).
https://lareviewofbooks.org/article/fraud-by-numbers-metrics-and-the-new-academic-misconduct
*
Mario Biagioli là giáo sư xuất sắc (Distinguished Professor) về Luật học và Truyền thông tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA). Trước khi chuyển đến UCLA, ông từng là giáo sư tại Harvard rồi UC Davis: https://law.ucla.edu/faculty/faculty-profiles/mario-biagioli.
Tháng 1/2020 vừa qua, ông xuất bản cuốn “Gaming the Metrics: Misconduct and Manipulation in Academic Research” phơi bày các chiêu trò gian lận và những hành vi sai trái mới trong giới hàn lâm như tạo số lượt xem, lượt tải về và lượt trích dẫn ảo nhằm thao túng các chỉ số đánh giá ảnh hưởng của bài báo hay tạp chí, sự nổi lên của các tạp chí ăn thịt, hình thức cắt vụn dữ liệu để có nhiều bài báo hay cách đánh lừa các bảng xếp hạng. Có thể đọc và tải xuống miễn phí cuốn sách này trên website của nhà xuất bản MIT Press: https://direct.mit.edu/books/book/4598/Gaming-the-MetricsMisconduct-and-Manipulation-in
Trước đó, năm 2003, Mario Biagioli là tác giả cuốn “Scientific Authorship: Credit and Intellectual Property in Science” phân tích chuyên sâu về vấn đề quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học, cả từ góc độ lịch sử lẫn góc độ nhận thức, kể từ thời kỳ Phục Hưng của Galileo đến nay.
***
Bài viết của Mario Biagioli “Fraud by Numbers: Metrics and the New Academic Misconduct” trích dẫn một bài báo của Viet Nam News ngày 6/1/2020 (tài liệu kham khảo số 12) khi nhắc đến chuyện mua bán bài báo.
“[…] các đại học khác trả cho các nhà nghiên cứu năng suất từ những cơ sở khác mức thù lao hậu hĩnh cho các chuyến viếng thăm ngắn hạn mà thực chất chỉ là cái cớ để bài báo và trích dẫn của nhà nghiên cứu được tính cho nơi trả tiền, giống như nhà nghiên cứu là thành viên cơ hữu của trường. (Một số nhà nghiên cứu năng động hơn không ngồi đợi các trường tìm đến mua bài mà mang bài của họ đi bán đấu giá cho nơi trả tiền nhiều nhất mà có thể hóa ra lại không phải cơ quan chủ quản của họ)”. [Biagioli, LARB]
“[…] other universities pay productive scholars from other institutions generous salaries for short visits that are in fact a pretext for listing their publications and citation counts as if they were members of the permanent faculty. (More proactive researchers do not wait to be offered such deals but effectively auction off their publication list to the highest bidder, which may turn out not to be their home institution [12])”.
“Một số giảng viên lấy tên trường khác làm địa chỉ liên hệ trong bài báo để được trả thưởng cao hơn”. [Viet Nam News]
“Some lecturers were naming other universities in their work to get higher bonus pay-outs”.
https://vietnamnews.vn/society/570711/bonuses-encourage-lecturers-to-do-scientific-research-but-problems-remain.html
***
Dưới đây là tóm tắt một vài điểm chính trong bài viết “Fraud by Numbers: Metrics and the New Academic Misconduct” của Mario Biagioli.
– Các trường đại học đang ngày càng đổ nhiều tiền của vào việc thao túng và đôi khi giả mạo các chỉ số để làm tăng xếp hạng, luôn ám ảnh bởi các chỉ số xếp hạng này khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, từ chuyện lớn như chiến lược phát triển của trường đến chuyện nhỏ như quy mô lớp học.
– Các hành vi sai trái xảy ra trong quá trình nghiên cứu và viết bài như bộ ba truyền thống – giả mạo dữ liệu (fabrication), bóp méo dữ liệu (falsification) và đạo văn (plagiarism) – ít gây tranh cãi và đã được luật pháp chế tài.
– Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của một loạt hình thức lũng đoạn mới sau khi bài báo đã hoàn thành – những hành vi không giả mạo nội dung bài báo mà thao túng các chỉ số trắc lượng và đánh giá ảnh hưởng của công trình, bao gồm:
+ Giả mạo quá trình bình duyệt
+ Giả mạo địa chỉ làm việc
+ Giả mạo đồng tác giả
+ Xâm nhập cơ sở dữ liệu các tạp chí rồi thêm tên mình vào các bài báo sắp xuất bản
+ Mua vị trí tác giả trong bài báo do các nhóm chuyên viết bài để bán
+ Ban biên tập các tạp chí thỏa thuận trích dẫn lẫn nhau để tăng chỉ số ảnh hưởng, nhất là các tạp chí mới cần cấp tốc tăng impact factor
+ Các đại học yêu cầu nhà nghiên cứu của họ trích dẫn lẫn nhau để tăng xếp hạng của trường
+ Một số đại học trả tiền cho nhà nghiên cứu để mua bài
– Những hành vi này cho thấy các chỉ số trắc lượng khoa học có thể dễ dàng bị thao túng và giả mạo như thế nào, theo nhiều cách khác nhau.
– Nếu như các hành vi giả mạo truyền thống, tuy có những biến thể mới như sử dụng Photoshop và công nghệ để làm giả dữ liệu, chỉ tác động đến nội dung bài báo (ruột) chứ không thao túng các chỉ số trắc lượng (vỏ) thì postproduction misconduct không đụng đến nội dung bài báo mà tập trung lũng đoạn các chỉ số trắc lượng. Trên thực tế, hai dạng misconduct này có thể cùng xuất hiện và tồn tại song song.
Shared link: https://lareviewofbooks.org/article/fraud-by-numbers-metrics-and-the-new-academic-misconduct
Statistics:
Likes: 76, Shares: 8, Comments: 14
Like Reactions: 74, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0